A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Bố của Xi -Mông” là một tác phẩm hay của nhà văn tên tuổi Mô- Pa- Xăng người Pháp. Ông là một nhà văn, nhà tiểu thuyết vĩ đại, cuộc đời ông gắn liền với những thân phận con người khốn khó. Trong văn ông luôn chứa đựng giá trị nhân văn cao cả, tình yêu thương với con người trong cộng đồng.
- Tác phẩm “Bố của Xi-mông” kể về một đứa trẻ không có cha, những nỗi buồn nỗi tủi nhục của đứa trẻ khi bị bạn bè trêu chọc, và rồi một ngày em đã tìm được một người cha cho mình. Niềm vui của em cũng chính là niềm vui của tác giả.
2. Thân bài
- Khái quát qua nội dung truyện: Câu chuyện xoay quanh nhân vật Xi-mông một em bé được sinh ra ngoài giá thú, bởi một người mẹ đơn thân là chị Blăng.
- Làm rõ sự cô đơn trong tâm hồn cuộc đời hai mẹ con vô cùng đơn độc. Hai mẹ con chị sống trong một ngôi nhà nhỏ sạch sẽ. Người mẹ đã làm việc rất vất vả để nuôi con trưởng thành, trong sự chỉ trích của người đời.
- Tuổi thơ của Xi- Mông lớn lên chỉ có mẹ, em không được nhận tình thương của một người cha. Và em cũng không biết cha mình là ai. Bạn bè, hàng xóm xung quanh nhà em thì chỉ coi em là một đứa trẻ “con hoang” nên họ ghẻ lạnh với em.
- Hoàn cảnh nảy sinh cao trào dẫn tới việc Xi-mông tìm được một người cha? Xi-mông thường xuyên bị bạn bè học cùng trường trêu chọc, những đứa trẻ xấu tính, và không hề biết chia sẻ, chúng thường xuyên bắt nạt em, hành hạ em, khiến cho cuộc đời Xi-mông càng trở nên bi đát, tâm hồn thì vỡ nát. Xi-mông trong một phút bồng bột đã quyết định tìm tới cái chết.
- Miêu tả người cha của Xi-mông sự tương phản giữa ngoại hình bên ngoài và tâm hồn bên trong. Người cha của Xi-mông đó chính là một người đàn ông làm nghề thợ rèn, với vóc dáng cao lớn có nhiều râu và tóc trông có vẻ hơi xù xì gai góc về tướng mạo bên ngoài, nhưng lại có một tâm hồn vô cùng lương thiện.
- Tác giả Mô-Pa-Xăng đã rất khéo léo khi sử dụng nghệ thuật tương phản, miêu tả anh chàng thợ rèn xù xì, gai góc, về tướng mạo nhưng lại rất nhân hậu.
- Tính cách ngây thơ của Xi-mông được khắc họa chi tiết khi em cất tiếng vui vẻ hỏi chú thợ rèn rằng “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Chú thợ rèn vui vẻ bế bổng Xi-mông cao lên trời kèm theo một cái thơm vào đôi má ngây thơ của em chú thợ rèn đáp: “Có chứ, chú có muốn”.
- Xi-mông là một cậu bé ngây thơ, đáng yêu ước nguyện có một người cha của em là một ước nguyện hoàn toàn chính đáng “Có cha có mẹ vẫn hơn, không cha không mẹ như đàn đứt dây” đàn dứt dây rồi làm sao mà còn tạo ra những nốt nhạc du dương cho cuộc đời được nữa.
3. Kết bài
- Đọc xong tác phẩm “Bố của Xi-mông” người đọc bị ám ảnh bởi những tình tiết đầy xúc động, giàu tính nhân văn mà nhà văn Mô- Pa-Xăng đã khắc họa cho các nhân vật của mình.
- Tuy nhiên, đâu đó trên trái đất vẫn có những em bé không được hưởng trọn vẹn tình yêu đó nhưng bằng tác phẩm của mình Mô-Pa-Xăng hy vọng sẽ phần nào an ủi được tâm hồn của các em.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Xi-mông trong truyện ngắn Bố của Xi-mông
Gợi ý làm bài:
Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?
Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố” với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.
Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.
Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.
Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “Có chứ, chú có muốn” thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc” (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:
- “Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.
Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!
Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.
“Không có bố thì đau khổ”, “Có bố thì hạnh phúc”. Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích nhân vật Xi-mông trong truyện ngắn Bố của Xi-mông, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:
--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------