A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu về đề tài mùa xuân trong thơ ca Việt Nam
- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
2. Thân bài
a. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng
- Từ hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, tác giả đột ngột chuyển mạch sang miêu tả hình ảnh mùa xuân đất nước - mùa xuân Cách mạng:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
- Trong nhịp sống đi lên của đất nước, nhà thơ chọn lọc hai hình ảnh tiêu biểu “Người cầm súng - Người ra đồng”. “Người cầm súng” ra tiền tuyến, chiến đấu chống kẻ thù chung để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập tự chủ của nước nhà. “Người ra đồng” ở lại hậu phương tham gia sản xuất để xây dựng và phát triển quê hương đất nước. Hai hình ảnh, hai lực lượng, hai nhiệm vụ tiêu biểu của công cuộc cách mạng đổi mới đất nước được tác giả xây dựng theo hình thức sóng đôi, đối xứng nhau một cách hài hoà như nhịp bước song hành của đất nước đi lên.
- Hình ảnh lộc non: “Lộc” vừa có nghĩa là chồi non, “lộc” cũng có nghĩa là sự may mắn theo quan niệm dân gian.
- Khí thế khẩn trương tưng bừng nhộn nhịp:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
- Những từ gợi tả “hối hả”, “ xôn xao” cùng với điệp ngữ “tất cả như” làm cho câu thơ vang lên nhạc điệu vui tươi mạnh mẽ khác thường. Nhịp sống của đất nước, của cuộc cách mạng lúc nào cũng gấp rút, rộn ràng, luôn tiến về phía trước. Đọc câu thơ ta cảm nhận được tâm trạng vui sướng dạt dào của nhà thơ trước cuộc sống lúc xuân về.
b. Tâm niệm của tác giả đối với tương lai đất nước
- Sang khổ thơ thứ ba, âm điệu câu thơ từ sôi nổi hào hùng bỗng chuyển sang trầm lắng suy tư như bâng khuâng, ngẫm nghĩ:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
- Nhà thơ đang đứng trên trục thời gian để nhìn lại quá khứ bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.
- Từ điểm nhìn của hiện tại, nhà thơ xoay hướng đến tương lai:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
- Nhịp thơ hào hứng vui say trở lại khi tác giả nhìn thấy tương lai huy hoàng của Tổ quốc.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh, tác giả đã cụ thể hóa đất nước như một vì sao tỏa sáng trên bầu trời, cứ tiến mãi về phía trước.
- Tư thế của nhà thơ trong khổ thơ là vẻ đẹp hào hùng của một người sống giữa cuộc đời tự do, đang vươn lên làm chủ cuộc đời.
- Chỉ có hai khổ thơ thôi, tác giả Thanh Hải đã giúp người đọc cảm nhận được một cách sống động bức tranh đất nước vào xuân. Cả đất trời và con người đều tưng bừng rộn rã chào đón một mùa xuân tươi đẹp. Vẻ đẹp của đất nước vào xuân qua những chi tiết, hình ảnh và giai điệu của thơ làm ta say sưa, ngây ngất.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận của bản thân về khổ thơ
- Nói tóm lại, những bài thơ hay viết về mùa xuân từ xưa đến nay không ít. Nhưng miêu tả mùa xuân gắn liền với nhịp sống sôi động đang tiến lên, đặc biệt là sự phát hiện độc đáo qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ ta chỉ có thể bắt gặp được ở trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Chúng ta càng xúc động hơn khi được biết rằng bài thơ ra đời trong lúc tác giả đang nằm trên giuờng bệnh trước khi mất chẳng bao lâu.
- Gợi mở vấn đề.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải
Gợi ý làm bài:
Mùa xuân luôn là đề tài bất tận để các nhà thơ tìm cảm hứng và sáng tác. Thông qua những vẻ đẹp trong cảnh sắc mùa xuân, các nhà thơ gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, những bài học triết lí từ cuộc sống. Mùa xuân trong cách nhìn của Mãn Giác thiền sư, một cao tăng thời Lý, là bài học về sự tuần hoàn của tạo vật, một triết lí sâu xa về nhân quả luân hồi của nhà Phật.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
(Có bệnh bảo mọi người)
Mùa xuân qua cảm nhận của những nhà thơ mới trước Cách mạng tháng Tám là nỗi chán chường tuyệt vọng:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân đến gợi thêm sầu
(Chế Lan Viên, Xuân)
Riêng ở nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân là tất cả những vẻ đẹp vốn có của cuộc đời, là nhịp sống đang vươn lên mà tác giả khát khao được hiến dâng, hoà nhập. Những cảm xúc ấy được tác giả thể hiện rõ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Trong đó, không khí tưng bừng náo nức và nhịp sống đi lên của đất nước vào xuân được thể hiện rõ nhất qua khổ thơ hai và ba của bài thơ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Từ điểm nhìn của hiện tại, nhà thơ xoay hướng đến tương lai:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Nhịp thơ hào hứng vui say trở lại khi tác giả nhìn thấy tương lai huy hoàng của Tổ quốc. Sử dụng nghệ thuật so sánh, tác giả đã cụ thể hóa đất nước như một vì sao tỏa sáng trên bầu trời, cứ tiến mãi về phía trước. Tư thế của nhà thơ trong khổ thơ là vẻ đẹp hào hùng của một người sống giữa cuộc đời tự do, đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Hình ảnh này, chúng ta cũng đã bắt gặp trong những vần thơ mùa xuân của Tố Hữu:
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông đến mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu
(Bài ca xuân 1961)
Chỉ có hai khổ thơ thôi, tác giả Thanh Hải đã giúp người đọc cảm nhận được một cách sống động bức tranh đất nước vào xuân. Cả đất trời và con người đều tưng bừng rộn rã chào đón một mùa xuân tươi đẹp. Vẻ đẹp của đất nước vào xuân qua những chi tiết, hình ảnh và giai điệu của thơ làm ta say sưa, ngây ngất.
Nói tóm lại, những bài thơ hay viết về mùa xuân từ xưa đến nay không ít. Nhưng miêu tả mùa xuân gắn liền với nhịp sống sôi động đang tiến lên, đặc biệt là sự phát hiện độc đáo qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ ta chỉ có thể bắt gặp được ở trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Chúng ta càng xúc động hơn khi được biết rằng bài thơ ra đời trong lúc tác giả đang nằm trên giuờng bệnh trước khi mất chẳng bao lâu.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích khổ 2, 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----