A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả:
- Ai–ma–tốp (1928 – 2008), là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, xuất thân trong một gia đình viên chức.
- Đoạn trích Hai cây phong
- Là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên.
2. Thân bài
- Bối cảnh của truyện
- Làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu vào thời kì thế kỉ XX.
- Tư tưởng lúc đó còn phong kiến, gia trưởng, người phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng.
- Cô bé An-tư-nai mồ côi cha mẹ và phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của người thím độc ác.
- Người thầy Đuy-sen đã giải cứu cô bé hai lần và đưa cô lên Mát-xco-va học.
- Sau này, An-tư-nai trở thành nữ viện sĩ; còn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư.
- Nội dung đoạn trích:
- Là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ.
- Kí ức sâu sắc của tuổi thơ hiện lên qua dòng hồi tưởng tràn đầy cảm xúc yêu thương.
- Vị trí của ngôi làng và hai cây phong
- Vị trí của ngôi làng: trên thảo nguyên bao la, làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một thảo nguyên rộng có những khe nước; phía dưới là thung lũng, con đường sắt.
- Khung cảnh này làm nổi bật hình ảnh hai cây phong.
⇒ Hình ảnh hai cây phong được coi là dấu ấn của làng đã in sâu vào trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa.
- Tình yêu của tác giả dành cho hai cây phong
- Tình yêu dành cho hai cây phong tuôn chảy dưới ngòi bút của nhà văn.
- Hai cây phong được miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt của người nghệ sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ.
- Hai cây phong đẹp như những cây thần trong truyện cổ tích, vẻ đẹp của chúng in sâu vào tâm khảm nhà văn.
- Kí ức gắn liền với hai cây phong
- Những lúc vui chơi, chạy ào lên phá tổ chim, trên lên cây.
- Cùng nhau suy nghĩ về những điều thú vị.
- Hai cây phong được thầy Đuy-sen đem về trồng với hi vọng nhưng đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ trở thành những người hữu ích.
⇒ Theo dòng hồi tưởng miên man, kỉ niệm gắn liền với hai cây phong dần dần hiện lên rõ ràng, tươi mới như vừa xảy ra hôm qua.
3. Kết bài
- Đây là những lời tâm sự tự nhiên và chân thành.
- Câu chuyện xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Hai cây phong
Gợi ý làm bài:
Ai-ma-tốp sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức ở nước cộng hoà Cư-rư-gư-xtan (hay còn gọi là Kir-ghi-zi) ở vùng Trung Á (thuộc Liên Xô cũ). Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt nghiệp Đại học nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học sáng tác rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Tập Núi đồi và thảo nguyên của Ai-ma-tốp đã được trao tặng Giải thưởng Lê-nin, một giải thưởng cao quý của Liên bang Xô viết. Tác phẩm này gồm ba truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. Ngoài ra, Ai-ma-tốp còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1966), Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế (1980)… Tên tuổi nhà văn Ai-ma-tốp đã trở nên quen thuộc với bạn đọc trên toàn thố giới.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Hai cây phong do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----