Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, mời các em xem thêm video bài giảng Đất nước của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này các em cần chú ý những nội dung cơ bản nhất nằm trong phần giới thiệu chung, cũng như là phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích thuộc video bài giảng. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Giới thiệu về đoạn trích Đất Nước được học trong SGK ( Là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ hiện đại Việt Nam)
- Những nét khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đoạn trích Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca.
- Nội dung bản trường ca: Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam khi nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ. Ý thức được trách nhiệm của thế hệ mình với non sông, với đất nước, thê hệ trẻ ấy đã xuống đường, đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chung của đế quốc Mĩ xâm lược vì độc lập dân tộc.
- Nội dung đoạn trích: Thể hiện những cảm nhận mới mẻ có tính khám phá của nhà thơ về đất nước trên ba phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa dân tộc. Tác phẩm nhấn mạnh tư tưởng đất nước của nhân dân với nhận thức về vai trò và những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Bố cục: 2 phần
- Phần đầu: Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hằng ngày đến mở rộng ra và nhắc nhở trách nhiệm của mỗi con người đối với Đất Nước
- Phần sau: Cảm nhận về Đất Nước được mở rộng ra về các bình diện khác: không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hóa và tâm hồn dân tộc. Tất cả các bình diện ấy đều nhất quán trong quan điểm, tư tưởng: Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
- Những nội dung cần làm rõ:
- Đất nước được hình thành từ những gì gần gũi, thân thương trong cuộc sống của mỗi con người.
- Không gian gia đình: Thể hiện sự yêu mến tự hào về vùng đất thiêng liêng có quá trình hình thành và phát triển lâu dài (đất nước có từ lâu đời, đất nước có từ “Ngày xửa ngày xưa”..)
- Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi (miếng trầu, Thánh Gióng, trồng tre đánh giặc, tóc mẹ bới sau đầu, gừng cay muối mặn, cái kèo, cái cột…)
- Chính nhân dân đã làm ra Đất Nước: Với hàng loạt các biểu tượng của văn hóa dân gian tác giả đã lí giải quan niệm nhân dân tạo ra Đất Nước.
- Không gian đôi lứa: gắn liền với những kỉ niệm, nơi những gì thân thuộc, nơi nuôi dưỡng tâm hồn (nới đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn). Đất nước bất chợt trở thành nơi chứng kiến, ghi dấu tình yêu đôi lứa ngọt ngào
- Đất nước gắn liền với không gian sinh tồn lâu đời, rộng lớn, tráng lệ, giàu đẹp của dân tộc
- Đất nước là tất cả những gì thiên liêng, vĩ đại ( là nơi chim về, là nơi rồng ở), là nơi rộng lớn (hòn núi bạc, biển khơi); đất nước còn là những hình ảnh tráng lệ, âm thanh da diết qua âm hưởng ca dao dân ca được thể hiện trong đoạn trích.
- Đất nước được cảm nhận qua bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa với truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” (đi đâu về đâu cũng nhớ ngày giỗ tổ)
- Đất nước là sự hòa quyện không tách rời giữa cá nhân với cộng đồng dân tộc, gắn với ý thức trách nhiệm của mỗi con người.
- Đất nước tồn tại, kết tinh trong cuộc sống của mỗi cá nhân, đất nước hàm chứa mỗi người nên mỗi người là một phần của đất nước.
- Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn cho đất nước, cho cộng đồng (hài hào, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn)
- Mỗi cá nhân hôm nay phải biết gắn bó, san sẻ, hóa thân tiếp nối truyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc
- Tư tưởng: Đất nước của nhân dân được thể hiện qua ba chiều cảm nhận: phương diện địa lí, lịch sử, bản sắc văn hóa.
- Phương diện địa lí: những khung cảnh thiên nhiên kì thú, gắn liền với cuộc sống nhân dân, và nó chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn nhân dân, lịch sử dân tộc. Và tác giả khẳng định đất nước trong tâm tưởng của người Việt Nam nói chung luôn thống nhất, không chia cắt
- Phương diện lich sử: Nhân dân muôn đời là người chiến đấu, xây dựng bảo vệ Đất Nước. (bao người ra trận để bảo vệ đất nước, những anh hùng vô danh đã sống và chết vì dân tộc). Khi thanh bình, nhân dân cũng là người xây dựng Đất nước, góp phần xây dựng Đất Nước giàu đẹp.
- Phương diện bản sắc văn hóa: Nhân dân là người mở đường, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ mai sau ngon lửa niềm tin và sự sống. Nhân dân là người để lại cho con cháu mai sau những giá trị tốt đẹp( vẻ đẹp của tình yêu chung thủy, say đắm, lối sống giàu tình nghĩa và biết căm thù giặc)
- Đất nước được hình thành từ những gì gần gũi, thân thương trong cuộc sống của mỗi con người.
- Nghệ thuật
- Sử dụng đậm đặc, đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian
- Ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân giã, giàu sức gợi
- Giọng thơ biến đổi linh hoạt
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình; suy tưởng và giàu cảm xúc.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung bài thơ (Bài thơ đã hình thành nên một cách định nghĩa, một cách cảm nhận mới về hình tượng Đất Nước. Đồng thời khơi gợi trong mỗi cá nhân niềm tự hào, niềm tin vào dân tộc vào giá trị bản thân…)
- Mở rộng vấn đề (bằng liên tưởng và cảm nhân của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý làm bài
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chống Mĩ - thế hệ có những đóng góp nổi bật cho thơ ca Việt Nam những năm này, đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ (Lê Anh Xuân, Nguyễn Mĩ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh...). Trong thơ của lớp nhà thơ này nổi bật lên sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự ý thức sâu sắc về đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Trong thơ thời chống Mĩ, chủ đề đất nước vốn là chủ đề bao trùm. Những cảm nhận về đất nước của các nhà thơ trẻ thời kỳ này có những nét riêng biệt mang dấu ấn của sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của mình. Lĩnh vực thơ có những tác phẩm tiêu biểu như Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, Lửa đèn của Phạm Tiến Duật, trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh....
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Thành công của bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm còn là việc tạo ra một không khí, một giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng. Đất nước đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cảm nhận và tư duy hiện đại, qua hình thức thơ tự do. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” của bài thơ.
Đất nước là đoạn thơ trữ tình - chính luận. Chất chính luận ở dây cũng như trong toàn trường ca Mặt đường khát vọng là năm trong ý đồ tư tưởng của tác giả: thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ thành thị miền Nam, để dứt khoát trong sự lựa chọn đứng về phía nhân dân và cách mạng, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Đoạn thơ thể hiện được chỗ mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm: kết hợp cảm xúc và suy nghĩ, chính luận và trữ tình. Tuy nhiên, nhược điểm của đoạn thơ này cũng khá rõ: chính luận có chỗ còn nặng nề, lấn áp cảm xúc, nhiều ý triển khai còn trùng lặp, dàn trải, trong mỗi đoạn chưa thật cô đọng để gây ấn tượng tập trung; thêm nữa, nội dung chính luận không phải chỗ nào cùng mới mẻ và sâu sắc.
Tài liệu trên đã hệ thống các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em nhớ kiến thức trọng tâm của đoạn trích một cách đầy đủ và dễ dàng. Để củng cố toàn bộ kiến thức về bài học cũng như tìm hiếu sâu sắc hơn về bài thơ các em có thể tham khảo bài giảng Đất Nước. Chúc các em có một kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia hiệu quả!
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)