Phân tích bức tranh ra quân hùng vĩ trong bài thơ Việt Bắc

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bức tranh ra quân hùng vĩ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Chúng tôi mời các em xem thêm video hướng dẫn tìm hiểu đoạn cuối cùng, tức đoạn 7 trong bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Từ việc củng cố lại kiến thức về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ này giúp các em có đủ cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn phân tích bức tranh ra quân được chính xác và hấp dẫn hơn.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Cảnh ra quân hùng vĩ trong Việt Bắc

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (nhà thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và Việt Bắc – bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu)
  • Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn đoạn thơ

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác, kết cấu bài thơ, nội dung  bài thơ
    • Vị trí đoạn trích: nằm sau đoạn thơ tái hiện những kỉ niệm buổi đầu kháng chiến khi lực lượng cách mạng còn non yếu phải dựa vào địa hình hiểm trở để chiến đấu.
    • Nội dung đoạn trích: bức tranh cả nước ra trận đầy khí thế, niềm vui và những chiến công lừng lẫy.
  • Những nội dung cần làm rõ
    • Đoàn quân: hùng dũng, khỏe khoắn với âm hưởng làm rung chuyển cả đất trời; những đoàn quân nối tiếp nhau không dứt trong bức tranh kì vĩ, hùng tráng (từ láy “điệp điệp”); hình ảnh người lính hiện lên đẹp rực rỡ trong lí tưởng chói ngời của ánh sao trên mũ.
    • Đoàn dân công:  với sức mạnh “bước chân nát đá” như thể hiện tinh thần, quyết tâm đạp gian khó, chông gai mà vươn tới. Hình ảnh đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm rất đúng với hiện thực cuộc kháng chiến.
    • Đoàn xe ra trận với ánh sáng đèn pha xuyên bóng tối, tượng trưng cho lòng tin vào tương lai, cho hi vọng sáng ngời, xua tan đi bóng đêm đầy gian lao, vất vả.
    • Niềm vui chiến thắng:  Tố Hữu đã liệt kê các địa danh gắn liền cùng chiến thắng với nhịp điệu sô nổi thể hiện niềm tự hào vô tận
  • Nhận xét
    • Nghệ thuật: từ láy, bút pháp cường điệu, đảo ngữ, liệt kê; hình ảnh giàu màu sắc tạo hình, vừa chân thực, vừa bay bổng; nhịp thơ dồn dập
    • Một bức tranh hoành tráng, trọn vẹn về cuộc kháng chiến, của cách mạng gắn liền với Việt Bắc
    • Đoạn thơ mang tính chất sử thi, hào hùng

c. kết bài

  • Nêu suy nghĩ, nhận xét về đoạn thơ (giàu chất thơ, giàu chất họa, mang màu sắc anh hùng ca…)
  • Mở rộng vấn đề (bằng cảm nhận và sự liên tưởng của cá nhân)

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hũu

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui thắng trận trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Gợi ý làm bài

Nhà văn Tố Hữu, lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đã từng chia sẻ: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình và cũng đá nói nhiều về đất nước và nhân dân mình như người đàn bà mình yêu. Có thể nói, thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những bản tình ca ấy, ta không thể không nói  kể tới “Việt Bắc” – đỉnh cao của Tố Hữu,  là tác phẩm xuất sắc trong văn học kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa kẻ ở người đi mà còn là khúc hùng ca về những người anh hùng dân tộc. Bên cạnh những vần thơ trữ tình ngọt ngào, ta còn bắt gặp những vần thơ tràn đầy khí thế chiến thắng của quân và dân ta:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui thắng trận trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Điệp từ “vui” được điệp đi, điệp lại nhiều lần cùng với nhịp thơ ngắn, nhanh mạnh tạo nên âm hưởng hào sảng, hùng tráng. Những cụm vui từ, vui về, vui lên tạo nên không khí phấn chấn, vui tươi, hồ hởi. Từ Việt Bắc, tốc độ của chiến thắng bùng lên, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, niềm vui gọi niềm vui. Điểm đáng chú ý trong đoạn thơ là việc liệt kê hàng loạt các địa danh mà không làm mất đi sự hấp dẫn của đoạn thơ. Nếu ở Tây Tiến, những địa danh của Quang Dũng xuất hiện với niềm thương nỗi nhớ thì Tố Hữu lại gọi tên những địa danh lừng lẫy chiến công mà làm bừng tỉnh lòng người. Có thể nói, đây là điểm độc đáo trong thơ Tố Hữu.

Nhìn chung, đoạn thơ Việt Bắc ra trận là minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ đậm tính sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu. Đọc đoạn thơ, ta thấy như một khúc ca thắng trận của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp Khẳng định, ngợi ca, tự hào về quê hưong Việt Bắc “Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.

Trên đây là hệ thống sơ đồ tư duy kiến thức, dàn bài gợi ý chi tiếtbài văn mẫu về đề tài phân tích cảnh ra quân hùng vĩ được tái diễn trong đoạn thơ trích từ bài thơ Việt Bắc. Mong rằng tài liệu trên sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Việt Bắc để củng cố lại toàn bộ kiến thức về bài thơ Việt Bắc. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?