1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu qua về bài viết “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm: “Bàn về đọc sách” là một bài viết thể hiện được cái nhìn sâu sắc về việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích? Cái khó? Và phương pháp đọc sách?
b. Thân bài
- Trong bài viết “Bàn về đọc sách” tác giả Chu Quang Tiềm đã nêu rõ ba luận điểm của mình
-
Mục đích của đọc sách là gì?
- Đọc sách nhằm tích lũy kiến thức, đọc nhiều, hiểu nhiều sẽ giúp cho con người chúng ta mở mang đầu óc. Có như vậy chúng ta mới có nhiều trí tuệ giúp ích cho con người, cho xã hội.
- Tại sao chúng ta phải đọc sách?
- Sách là nguồn tài liệu vô cùng phong phú. Nó cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức vô cùng quý giá.
- Con người muốn thành công thì phải đọc nhiều sách, để có thêm nhiều tri thức, mở mang đầu óc, tiếp thu nguồn khoa học kỹ thuật vận dụng vào cuộc sống.
- Những ai không đọc sách là xóa bỏ hết những thành tựu của một nền văn hóa, sẽ trở thành người lạc hậu, bị nhân loại bỏ lại phía sau.
- Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại cô đọng thành những con chữ lưu giữ cho người đời sau kế thừa, phát huy. Đọc sách chính là việc chúng ta hưởng thụ những thành quả tri thức mà lớp người đi trước đã để lại cho con cháu.
-
Những cái khó khăn của việc đọc sách là gì?
- Hiện nay sách càng ngày càng trở nên phong phú, rất nhiều loại, nhiều tác giả, nhiều nguồn. Nên cái cái khó khăn đầu tiên của việc đọc sách là việc lựa chọn sách phù hợp
- Việc lựa chọn sách là một việc vô cùng khó. Bởi biển người mênh mông nguồn tri thức từ sách vở mang lại là vô cùng lớn, nhưng việc lựa chọn được một cuốn sách hay, phù hợp hữu ích lại vô cùng khó.
- Đọc sách cũng là nghệ thuật? Đọc làm sao để hiểu biết, hiểu thấu đáo những gì mà người viết muốn truyền tải tới người đọc là điều không dễ chút nào.
-
Làm thế nào để có phương pháp đọc sách tốt?
- Theo tác giả Chu Quang Tiềm thì chúng ta không cần đọc quá nhiều sách mà nên đọc kỹ, vừa đọc, vừa ngẫm nghĩ để hiểu được rõ ràng người viết muốn nói gì trong cuốn sách. “Đọc lướt qua 10 quyển không bằng đọc 10 lần một quyển” đọc thật kỹ nghiền ngẫm tư duy một quyển sách hay, đó chính là phương pháp đọc tốt nhất.
- Tác giả chỉ rõ rằng đọc nhiều chưa hẳn là tốt, là vinh dự đáng tự hào, đọc ít cũng không có gì là xấu hổ, mà phải đọc kỹ, đọc và suy nghĩ, tập thành nếp, suy nghĩ phân tích những gì mình đã đọc, đang đọc.
-
c. Kết bài
- Văn hóa đọc không còn là đề tài gì mới lạ, nhưng cách viết của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục với người đọc người nghe, bởi lý luận chặt chẽ, dễ hiểu, dễ tiếp thu.
- “Bàn về đọc sách” là một bài viết hay thảo luận về một vấn đề đang bị giới trẻ lãng quên trong thời gian gần đây, do mạng internet phát triển. Nhiều bạn trẻ giờ không còn thói quen đọc sách nữa, mà chỉ thích tham gia mạng xã hội, chơi game hoặc đọc truyện tranh…Văn hóa đọc là một văn hóa đặc sắc cần phải phát huy và giữ gìn nó.
Bài văn mẫu
Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận phân tích bài văn “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
Gợi ý làm bài
Bài “Bàn về đọc sách” của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách." Đây là một bài viết thể hiện được cái nhìn sâu sắc về việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích của việc đọc sách? Cái khó của việc đọc sách? Và phương pháp đọc sách?
Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”. Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.
Sách là gì? Sách là “kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại” đã được “ghi chép mà lưu truyền lại”. Sách là “những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật”. Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyển Bỉnh Khiêm, thơ nôm của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều" của Nguyễn Du, v.v…
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại” mà đối với các nhà học giả chuyên môn “cũng không thể thiếu được”. Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tập, nghiên cứu “không thể tách rời”. Các bộ môn, các chuyên ngành như: Văn, Sử, Triết, Ngoại giao, Quân sự; Chính trị, đều có “quan hệ” đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”. Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: “không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào “đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác”. Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.
Vấn đề “Bàn về đọc sách” không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ… nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài “Bàn về đọc sách” là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn nghị luận phân tích bài viết Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được hấp dẫn và nhuần nhuyễn hơn. Chúc các em học tốt!
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)