Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng Sóng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; giúp các em thuận tiện hơn trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Từ đó có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn phân tích được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh (Là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ nữ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường)
- Giới thiệu bài thơ Sóng (Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác – Xuất xứ: Được sáng tác vào ngày 29 – 12 – 1967, tại biển Diêm Điền (Thái Bình) trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất bản 1968.
- Bố cục: Dựa vào hình tượng sóng trong bài thơ, có thể chia bài thơ làm 5 phần.
- Những nội dung cần làm rõ:
- Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu (khổ 1, khổ 2)
- Những đặc tính đối lập của sóng: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ cũng chính là tâm trạng của người con gái trong tình yêu
- Thuộc tính vốn có của sóng không cho phép chấp nhận không gian chật hẹp của những dòng sông mà tìm đến không gian khoáng đạt, rộng mở của biển cả.
- Cảm nhận ở hai thời điểm: ngày xưa – ngày sau: khát vọng tình yêu trong trái tim tuổi trẻ cũng bất diệt, vĩnh hằng như Sóng
- Hình tượng sóng gắn liền với những boăn khoăn về nguồn gốc bí ẩn của của tình yêu (khổ 3, khổ 4)
- Trước sự hoành tráng của thiên nhiện, nhân vật trữ tình đã lí giải, cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và về tình yêu
- Lời lí giải cũng như là lời thú nhận một cách dễ thương, ngọt ngào trước những cảm xúc, suy nghĩ về tình yêu
- Hình tượng sóng gắn liền với nỗi nhớ nhung da diết và lòng chung thủy, son sắt (khổ 5, khổ 6)
- Xuân Quỳnh đã khám phá ra một điều rất giản dị để nói lên chân lí sâu xa: Biển cả gồm những sóng nổi, sóng chìm, lòng biển không bao giờ ngủ yên cà đại dương là cả một bầu trời tâm trạng.
- Từ nỗi nhớ của sóng dành cho bờ tác giả nói đến nỗi nhớ của người con gái trong tình yêu rất sâu đậm: Một nỗi nhớ thống trị cả không gian, đi vào trong tiềm thức, dạt dào, da diết cuồn cuộn như sóng biển
- Niềm tin chắc chắc, thủy chung son sắt với một tình yêu duy nhất (Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương)
- Hình tượng sóng gắn liền với niềm tin và những lo âu trong tình yêu (khổ 7, khổ 8)
- Hình ảnh biển mênh mông với trăm ngàn ngọn sóng vỗ dù hình thành từ xa khơi nhưng cuối cùng vẫn đến bến bờ thể hiện niềm tin vào bến bờ hạnh phúc sau khi vượt qua những khó khăn, gian khổ giữa dòng đời
- Những trăn trở đầy ưu tư, lo lắng, cảm giác tiếc nuối về hạnh phúc manh manh trong cuộc sống trước không gian, thời gian bao la của đất trời. Tuy nhiên, dù thế nào thì nhân vật trữ tình vẫn giữ cho mình một niềm tin mãnh liệt và trong trẻo về hạnh phúc, về tình yêu.
- Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng về tình yêu vô biên vĩnh hằng (Khổ 9)
- Niềm mong ước và cũng là sự tự nhủ để hào vào muôn con sóng giữa biển khơi, muốn cái tôi nhỏ bé hóa thành trăm con sóng nhỏ giữa biển cả mênh mông
- Quan niệm tình yêu mãnh liệt: xu hướng vươn tới sự bất tử trong tình yêu
- Khát vọng sôi sục, đầy nữ tính và có tính chất mới mẻ trong tình yêu của nhà thơ.
- Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu (khổ 1, khổ 2)
- Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ kết hợp cách ngắt nhịp, phối thanh linh hoạt đã tạo được nhịp sóng khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội, dào dạt.
- Ngôn từ, hình ảnh: triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc hô hứng, trùng điệp làm người đọc dễ liên tưởng đến những hình ảnh những con sóng trập trùng vô tận trên mặt biển.
- Kết cấu song hành ấn tượng: bài thơ được cấu trúc trên cơ sở nhận thức sự tương đồng hài hòa giữa hai hình tượng sóng và em tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ.
c. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sóng.
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng, nhận thức của cá nhân.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
Gợi ý làm bài
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Sóng là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.
Sóng là một hình tượng động, bất biến cũng như “tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”. Vì vậy cho nên sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Nếu Xuân Diệu mượn sóng để biểu tượng cho tình yêu của anh “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi hôn lại/ Cho đến nát cả trời/ Anh mới thôi dào dạt”. Thì Xuân Quỳnh lại mượn sóng là biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu nhiều khao khát và biến động. Hai hình tượng sóng và em luôn đi đôi sánh cặp với nhau. Sóng là em mà em cũng là sóng. Sóng và em hòa quyện vào nhau, có lúc khiến ta không nhận ra đâu là em đâu là sóng nhưng có lúc lại tách ra, soi chiếu vào nhau, tôn lên những vẻ đẹp vừa đa dạng lại vừa phong phú.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
Tóm lại, bài thơ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập… nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà.
Vừa rồi là bài văn mẫu, dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy về bài thơ Sóng, Chúng tôi hy vọng tài liệu trên đã đem đến cho các em nhiều kiến thức và kĩ năng cần thiết cho bài thơ này.Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt hơn cho kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sóng để củng cố toàn bộ kiến thức trươc khi tham gia kì thi. Chúc các em có một mùa thi thoải mái và thành công!
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)