Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ"Ông Đồ".
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Chủ đề: Qua hình ảnh ông đồ viết câu đối Tết, tác giả biểu lộ lòng thương cảm lớp người tài tình sinh bất phùng thời nay đã gần đất xa trời, đồng thời thể hiện niềm xót thương một nền vãn hóa lụi tàn..
    • Bố cục: 3 phần
  • Cảm nhận
    • Tình thương người và nỗi niềm hoài cổ .
      • Hình ảnh Ông đồ trong hoài niệm của tác giả, hoài niệm về một thời huy hoàng.
      • "Mỗi năm".. Khi hoa đào nở, tết đến xuân về ông đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ là một nét văn hóa thiêng liêng của dân tộc. Nó tượng trưng cho cái cổ kính. Ông đồ mang lại hạnh phúc cho mọi nhà.
      • Ông đồ được mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ. Khách hàng tìm đến rất đông "Bao nhiêu"
      • Trân trọng và khâm phục với hình ảnh ông đồ ngày xưa, kín đáo thể hiện niềm tự hào đối với một đất nước có nền văn hóa lâu đời.
    • Sự đối lập trước kia và nay
      • Bao nhiêu người thuê viết - ông đồ ngồi đó không ai hay.
      • Hoa tay thảo những nét - giấy đỏ buồn, sầu.
      • Bày mực tàu giấy đỏ...người qua - lá vàng rơi...bụi bay
  •  → Bộc lộ lòng thương cảm của tác giả trước hình ảnh ông đồ chỉ còn là tia nắng nhỏ nhoi giữa buổi chiều tà
    • Hình ảnh ông đò vẫn ngồi đó nhưng không ai hay thấy sự vô tình đến phũ phàng. Ông ngồi chờ những hy vọng cuối cùng, nhưng không ai ban cho.
    • Mùa xuân đến, hoa đào nở nhưng không thấy ông đồ.
    • Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc, ngậm ngùi.
    • Ông đồ là hình tượng là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ.
    • Bài thơ đã làm nổi bật số phận một con người, một thế hệ đã qua

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, nhận xét, đánh giá chung
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Gợi ý làm bài

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước?

Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ. Để rồi, trong tâm hồn ta bất chợt một lúc nào đó lại vọng về tiếng bà ru cùng tiếng đua nôi kẽo kẹt:

Chẳng ham ruộng cả ao liền

Chỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ.

(Ca dao)

Mong rằng, với tài liệu văn mẫu trên, Chúng tôi đã đem đến cho các em bài văn mẫu Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên thật sâu sắc, hỗ trợ các em thật tốt trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức về bài thơ Ông đồ. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?