Ôn tập một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại Ngữ Văn 11- Trường THPT Đồng Đậu

                 ÔN TẬP MỘT SỐ TÁC PHẨM  TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 11

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

 

I. “Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả…”

Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là “lĩnh vực của cái độc đáo”. Mỗi nhà thơ, nhà văn phải tìm được cho mình “ một tiếng nói riêng không trộn lẫn”. Nếu chỉ rập khuôn, sao chép những gì người khác đã viết thì văn chương mãi mãi không bao giờ có sức sống bền lâu. Nam Cao đã từng nói: “ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.  Quá trình sáng tạo tác phẩm văn học là một quá trình sản xuất riêng lẻ, cá biệt. Nó không chấp nhận sự sản xuất hàng loạt , máy móc. Người nghệ sĩ phải là người vừa thiết kế vừa thi công công trình của mình chứ không phải là ai khác. Nói như Xuân Diệu “sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm”.

Bản thân một nhà văn chân chính không thể giẫm chân lên con đường mà người khác đã mở. Họ cần biết khơi thông, biết tìm ra cái mới trong những điều tưởng chừng đã cũ, biết xoáy sâu vào những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có sức ám ảnh sâu sắc tới tâm hồn độc giả.

Dấu ấn cá nhân của từng tác giả trong mỗi tác phẩm văn học thường được biểu hiện qua mọi phương diện từ hình thức nghệ thuật đến nội dung, tư tưởng. Những tác phẩm văn chương đích thực không bao giờ là sự minh họa giản đơn của hiện thực mà phải là sự chắt lọc, gạn tìm để phát hiện ra “hạt ngọc” giữa vô vàn hạt bụi đời ngoài kia.

II. Sự  độc đáo của một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình ngữ văn 11

1. Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

a. Những sáng tạo ở phương diện nội dung, tư tưởng

  • Nhà văn chọn một đề tài không mới là viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nhưng Nam Cao đã có những sáng tạo và lối đi riêng. Tác giả đã khơi tìm tận đáy nỗi đau tột cùng của con người khi bị hủy hoại nhân hình, nhân tính. Từ đó, nhà văn khẳng định nỗi khổ lớn nhất của con người không phải là sự thiếu thốn về vật chất mà là nỗi khổ về tinh thần khi bị đồng loại ruồng bỏ.
  • Tác giả phát hiện, ngợi ca và trân trọng, nâng niu những phẩm chất cao quý của người nông dân. Ông luôn đặt niềm tin sâu sắc vào nhân tính tốt đẹp của con người sẽ không bao giờ bị mất đi dù trong mọi hoàn cảnh:
    • Vẻ đẹp phẩm chất của Chí Phèo: có những ước mơ bình dị, giàu lòng tự trọng, khát khao hạnh phúc lứa đôi, khát vọng được làm người lương thiện, có tinh thần phản kháng.
    • Vẻ đẹp phẩm chất của Thị Nở: giàu tình thương, có trái tim nhân hậu, khao khát tình yêu và hạnh phúc.
  • Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho số phận cùng cực của người nông dân lương thiện: làm thế nào để những người lao động chất phác được sống một cuộc sống xứng đáng là người trong xã hội đầy bất công.

b. Những sáng tạo ở phương diện nghệ thuật

  • Nhà văn xây dựng được những nhân vật điển hình:
    • Chí Phèo: điển hình cho một bộ phận người nông dân bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính.
    • Bá Kiến: điển hình cho tầng lớp cường hào, ác bá trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
    • Thị Nở: điển hình cho những người phụ nữ có ngoại hình xấu xí nhưng luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp bên trong.
  • Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo.
  • Giọng điệu trần thuật vừa đa dạng vừa thống nhất :
    • Đa dạng: vừa hài hước, mỉa mai, vừa trang nghiêm, triết lí, có đoạn lại rất trữ tình.
    • Thống nhất: thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Nam Cao, bên ngoài thì lạnh lùng, tàn nhẫn, bên trong lại nặng trĩu yêu thương.
  • Ngôn ngữ :
    • Phong phú, sống động, uyển chuyển, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người nông dân.
    • Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại rất tự nhiên mà sắc sảo.

2. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

a. Những nét độc đáo  về nội dung:

  • Truyện không miêu tả sự đói cơm rách áo của con người mà miêu tả cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh bế tắc của những con người tàn trong một ngày tàn: Chị em Liên, Gia đình bác Xẩm….
  • Tác giả đi sâu thể hiện tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc biệt là tâm trạng của Liên, cảnh chờ tàu và tâm trạng của Liên khi chờ tàu. Qua đó, nhà văn thể hiện sự trân trọng, nâng niu một cách trìu mến những niềm vui, niềm hi vọng - dù mong manh - của những con người nơi phố huyện về một cuộc sống hạnh phúc.
  • Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đánh thức trong những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu những ước mơ mãnh liệt về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn.

b. Những nét độc đáo về nghệ thuật:

  • "Hai đứa trẻ" có bao chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa. Thạch Lam tả cảnh, tả người hay kể chuyện đều chọn lọc, tạo nên ấn tượng, nhiều xao xác và bâng khuâng.
  • Một nét đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam là tinh tế và sâu sắc trong phân tích thế giới nội tâm nhân vật, gợi xúc động những hình thái mơ hồ, mong manh trong lòng người. Những dòng viết về tâm trạng của nhân vật Liên với bao buồn vui lẫn lộn, nhiều xao xác bâng khuâng.
  • Truyện "Hai đứa trẻ" có một giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ. Đó là liếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân nhận xét là "tính tình nhẹ nhàng tinh tế", "vừa sống vừa lắng  nghe chung quanh..." với bao chuyện buồn vui đang xảy ra.
  • Thạch Lam sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố huyện. Đặc biệt là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng.
  • Câu văn dưới ngòi bút của ông thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

3. Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

a. Độc đáo ở giá trị tư tưởng

  • Tác phẩm trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và những tấm lòng thiên lương với nhau.
  • Qua đó tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:
    • Nghệ thuật là sự thể hiện cái đẹp nhưng cái đẹp phải gắn với cái thiện. Một nhân cách xấu sẽ không bao giờ thưởng thức được cái đẹp.
  • Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác, là bất tử :
    • Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

         -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần tài liệu Ôn tập một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại Ngữ Văn 11- Trường THPT Đồng Đậu. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?