Nghị luận xã hội bàn về vấn đề nghề từ thiện trên mạng xã hội hiện nay

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Nghề từ thiện  trên mạng xã hội

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Triển khai vấn đề cần nghị luận
    • Thời gian gần đây, một số cá nhân và tổ chức đã làm từ thiện qua mạng nhằm quyên góp tiền cho những người thiếu may mắn hoặc cho một số mục đích nhân đạo khác. Bên cạnh việc quyên góp từ thiện qua mạng rất có ý nghĩa, thiết thực thì cũng có không ít người lợi dụng hình thức làm từ thiện qua mạng để trục lợi.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương con người. Đó cũng là truyền thống nhân ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
  • “Nghề” có thể hiểu là một công việc tạo ra vật chất cho bản thân.
  • Từ thiện vốn không đem lại vật chất, lợi nhuận cho bản thân. Cách nói “Nghề từ thiện” mang hàm ý mỉa mai, châm biếm.

b. Thực trạng

  • Phong trào từ thiện đã và đang được nhân lên tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, xoa dịu nỗi đau, chia sẻ khó khăn với nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Song đáng buồn là không ít trường hợp tham gia từ thiện theo phong trào, từ thiện để đánh bóng tên tuổi và để làm giàu!
  • Trên các trang mạng xã hội hiện nay, người ta còn truyền tai nhau “nghề” từ thiện trá hình. Theo đó, một số facebooker sau khi quyên góp được tài chính, hiện vật từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần ít trong số đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn.

c. Nguyên nhân & hậu quả

  • Nguyên nhân
    • Dẫn đến vấn nạn trên là do một số người ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, thiếu lòng tự trọng, vô cảm. Một phần cũng do quản lí chưa tốt.
  • Hậu quả
    • Tác động xấu đến các hoạt động từ thiện, đánh mất lòng tin của xã hội.

d. Giải pháp

  • Những hành vi này cần phải lên án, xử lý nghiêm để không còn những “con sâu từ thiện làm rầu nồi canh”.
  • Đồng thời, cũng cần rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ, từ thiện hiện nay có gì bất hợp lý để có điều chỉnh kịp thời.

3. Kết đoạn

  • Bài học & liên hệ bản thân
    • “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”song lòng hảo tâm cũng cần phải tỉnh táo, gửi gắm đúng những địa chỉ đơn vị, tổ chức tin cậy trong hoạt động từ thiện, nhân đạo. Điều này cũng góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực núp bóng từ thiện.
    • Kêu gọi mọi người hướng đến những cá nhân, tổ chức từ thiện uy tín, chính đáng.

Đoạn văn mẫu

Đề bài:  Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của về vấn nạn: “Ăn chặn” tiền từ thiện, trục lợi lòng nhân ái (trên mạng xã hội).

Gợi ý làm bài

       Thời gian gần đây, một số cá nhân và tổ chức đã làm từ thiện qua mạng nhằm quyên góp tiền cho những người thiếu may mắn hoặc cho một số mục đích nhân đạo khác. Bên cạnh việc quyên góp từ thiện qua mạng rất có ý nghĩa, thiết thực thì cũng có không ít người lợi dụng hình thức làm từ thiện qua mạng để trục lợi. Và thực trạng hiện nay, từ thiện không đơn thuần chỉ là một hoạt động nữa mà đã trở thành một nghề - nghề từ thiện. Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương con người. Đó cũng là truyền thống nhân ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. “Nghề” có thể hiệu là một công việc tạo ra vật chất cho bản thân. Từ thiện vốn không đem lại vật chất, lợi nhuận cho bản thân. Cách nói “Nghề từ thiện” mang hàm ý mỉa mai, châm biếm. Hiện nay, phong trào từ thiện đã và đang được nhân lên tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, xoa dịu nỗi đau, chia sẻ khó khăn với nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Song đáng buồn là không ít trường hợp tham gia từ thiện heo phong trào, từ thiện để đánh bóng tên tuổi và để… làm giàu! Trên các trang mạng xã hội hiện nay, người ta còn truyền tai nhau “nghề” từ thiện trá hình. Theo đó, một số facebooker sau khi quyên góp được tài chính, hiện vật từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần ít trong số đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn trên là do một số người ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, thiếu lòng tự trọng, vô cảm. Một phần cũng do quản lí chưa tốt. Hậu quả, tác động xấu đến các hoạt động từ thiện, đánh mất lòng tin của xã hội. Những hành vi này cần phải lên án, xử lý nghiêm để không còn những “con sâu từ thiện làm rầu nồi canh”. Đồng thời, cũng cần rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ, từ thiện hiện nay có gì bất hợp lý để có điều chỉnh kịp thời. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”song lòng hảo tâm cũng cần phải tỉnh táo, gửi gắm đúng những địa chỉ đơn vị, tổ chức tin cậy trong hoạt động từ thiện, nhân đạo. Điều này cũng góp phần ngăn chặn những hành vi tiêu cực núp bóng từ thiện. Đồng thời cần kêu gọi mọi người hướng đến những cá nhân, tổ chức từ thiện uy tín, chính đáng.

 

Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và đoạn văn tham khảo. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia sắp tới và chúc cho các em đạt được kết quả thật cao trong kì thi quan trọng này.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống để củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài một cách khái quát hơn.

-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?