Lý thuyết Cacbonhydrat, lipit, protein - Sinh học 10

CACBONHIDRAT, LIPIT, PROTEIN

I. Cacbonhyđrat  

1. Cấu tạo

  • Là các hợp chất hữu cơ chỉ có ba nguyên tố là C, H, O.

2. Các loại cacbonhidrat

  • Dựa vào đặc điểm người ta chia đường thành các loại:

  • Phân biệt các loại đường

 

Cấu tạo

Đại diện

Đường đơn (Monosaccarit)

Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.

Ribôzơ,đeôxyribôzơ, Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ

Đường đôi (Disaccarit)

Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.

Mantôzơ, Saccarôzơ, Lactôzơ

Đường đa (Polisaccrit)

ồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.

Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…

 

3.  Chức năng của Cacbohyđrat

  • Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cho cơ thể.
  • Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
  • Cacbohidrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.

II.  Lipit

1. Cấu tạo của lipit

  • Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbonhydrat) dduocj nối với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực à có tính kỵ nước.
  • Là các hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ.

2. Các loại lipit

  • Bao gồm 2 nhóm lớn là: lipit đơn giản (mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp (photpholipit và stêrôit).

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/12.png

a. Mỡ

  • Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo

b. Phôtpholipit

  • Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (alcol phức).
  • Photpholipit có tính lưỡng cự: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước
  • Thành phần cấu tạo màng sinh chất

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/14.jpg

c. Stêrôit

  • Là lipit có cấu trúc mạch vòng, có tính chất lưỡng cực
  • Một số stêrôit có vai trò quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật, cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmon: Colesterôn, hoocmôn giới tính (ơstrôgen, testostêrôn).

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/15.jpg

d. Sắc tố và vitamin

  • Carôtenôit; vitamin A, D, E, K…

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/16.gif

2. Chức năng

  • Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học (Phôtpholipit)
  • Là nguồn năng lượng dự trữ (mỡ, dầu)
  • Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.

III. Protein

1. Cấu trúc của prôtêin

  • Prôtêin là chất hữu cơ, có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các  axit amin.
  • Có 20 loại axit amin.
  • Khối lượng 1 phân tử của một a.a bằng 110đvC
  • Mỗi a.a gồm 3 thành phần:
    • Nhóm cacboxy – COOH
    • Nhóm amin – NH2
    • Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) à có 20 loại a.a khác nhau
  • Các a.a liên kết với nhau bằng liên kết peptit CO-NH à chuỗi polipeptit.
  • Cấu trúc hóa học của protein

 

  • Các prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
  • Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian:

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/14.png

Cấu trúc bậc 1

  • Các axit amin liên kết với nhau tạo nên 1 chuỗi axit amin là chuỗi pôlipeptit.
  • Chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.

Cấu trúc bậc 2

  • Chuỗi pôlipeptit bậc 1 co xoắn (dạng) hoặc gấp nếp (dạng ).

Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

  • Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôlipeptit cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng.
  • Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.

2. Chức năng

  • Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể (ví dụ: Colagen trong các mô liên kết).     
  • Dự trữ các  axit amin (ví dụ: Cazêin trong sữa, prôtêin trong hạt).
  • Vận chuyển các chất (ví dụ: Hêmôglôbin trong máu).
  • Bảo vệ cơ thể (ví dụ: kháng thể).
  • Thu nhận thông tin (ví dụ: các thụ thể).
  • Xúc tác cho các phản ứng (ví dụ: enzim).
  • Tham gia trao đổi chất (ví dụ: hoocmôn).

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin

  • Nhiệt độ cao, độ pH… phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng => hiện tượng biến tính của prôtêin

Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 10 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?