Lý thuyết Axit nucleotit - Sinh học 10

AXIT NUCLEIC

Axit nucleic: là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nucleotit

Axit nucleic có 2 loại axit nuclêic đó là: axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN).

I. Axit đêôxiribônuclêic (ADN)

1. Cấu trúc của ADN

a. Cấu tạo hóa học

  • ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
  • ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân – gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit.

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/15.png

  • Mỗi nuclêôtit gồm:
    • 1 phân tử đường 5C: C5H10O4
    • 1 nhóm phôtphat: H3PO4
    • 1 gốc bazơnitơ (A, T, G, X).

Cấu tạo của một nucleotit

→ Các loại nuclêôtit khác nhau chỉ khác nhau ở gốc bazơnitơ nên người ta lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit.

  • Các nuclêôtit  liên kết với nhau bằng các liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit.

b. Cấu trúc không gian

Theo Watson – Crick:

  • Phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song, ngược chiều, xoắn đều quanh 1 trục ( xoắn phải).
  • Các nuclêôtit đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng liên kết hiđro (A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđro).
  • ADN xoắn theo chu kì. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

2. Chức năng của ADN

  • Mang thông tin di truyền: số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit đặc trưng cho từng ADN.
  • Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
  • Truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng nhân đôi.

II. Axit Ribônuclêic (ARN)

  • Tương tự như phân tử AND thì ẢN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.

1. Cấu trúc của  ARN

a. Cấu tạo hóa học

  • Được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học: C, H, O, N, P.
  • Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là một nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X.
  • Mỗi nuclêôtit gồm:
    • 1 phân tử đường 5C: C5H10O5
    • 1nhóm phôtphat: H3PO4
    • 1 gốc bazơnitơ (A, U, G, X).

  • Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng nhau liên kết cộng hóa trị giữa gốc photphat (H3PO4) của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit khác tạo thành chuỗi poliribonucleotit

b. Cấu trúc không gian

  • Phân tử  ARN thường có cấu trúc 1 mạch. 
  • Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN  thực hiện các chức năng khác nhau:

Description: http://www.baitap123.com/editor/fileman/Uploads/Sinh%20hoc%2010/Thanh%20phan%20hoa%20hoc%20te%20bao/18.png

  • ARN thông tin (mARN): có dạng mạch thẳng.
  • ARN vận chuyển (tARN): có cấu trúc mạch đơn xoắn lại tại 1 đầu tạo cấu trúc 3 thuỳ.
  • ARN ribôxôm(rARN): có cấu trúc mạch đơn với nhiều vùng xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng của  ARN    

  • mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm đê tổng hợp prôtêin.
  • tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
  • rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.

Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 10 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?