Kiến thức cơ bản và bài tập ôn tập Kinh tế ở Nhật Bản Địa lí 11

CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ NHẬT BẢN

A. Lý thuyết

I-Các ngành kinh tế.

1-Công nghiệp.

1. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

2. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm lụa tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy báo, …

Bảng. Một số ngành công ngiệp nổi tiếng của Nhật Bản

Ngành

Sản phẩm nổi bật

Hãng nổi tiếng

Công nghiệp chế tạo (chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu)

Tàu biển

Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới.

Mitsubisi, Hitachi, Toyot, Nissan, Honda, Suzuki.

Ô tô

Sản xuất khoảng 25% sản lượng ô tô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra.

Xe gắn máy

Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra.

Sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản)

Sản phẩm tin học

Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghệ tin học thế giới.

Hitachi, Toshiba,Sony, Nipon, Electric, Fujutsu.

Vi mạch và chất bán dẫn

Đứng đàu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn

Vật liệu truyền thông

Đứng hàng thứ hai thế giới

Rôbôt (người máy)

Chiếm khoảng 60% tổng số rôbôt của thế giới và sử dụng rôbôt với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ,…

Xây dựng công trình công cộng

Công trình giao thông công nghiệp

Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập công nghiệp, đáp ứng việc xây dựng các công trình với kỹ thuật cao.

 

Dệt

Sợi, vải các loại

Là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển.

 

2-Dịch vụ.

3. Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.

4. Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng thương mại của Nhật Bản gồm các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ô-xtraay-li-a, …

5. Liên quan đến ngoại thương, ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.

6. Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu trên thế giới đầu tư ra nước ngoài ngày càng lớn.

3-Nông nghiệp.

7. Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản; tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ còn khoảng 1%. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

8. Lúa gạo là cây trồng chủ yếu, chiếm 50% diện tích đất canh tác. Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa nước dược chuyển sang trông các loại cây khác.

9. Chè, thuốc lá, dâu tằm cũng là những cây trồng phổ biến ở Nhật Bản. Sản lượng tơ tằm của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.

10. Chăn nuôi tương đối phát triển. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gà được nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

11. Sản lượng hải sản đánh bắt hằng năm lớn (4.596,2 nghìn tấn cá, năm 2003), chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,…) được chú trọng phát triển.

II-Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn.

            12. Các đảo Hôn-su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô đồng thời là các vùng kinh tế lớn.

B. Bài tập

Câu 1. Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. Có nguồn lao động dồi dào.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích : Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản nên các ngành công nghiệp của Nhật Bản chú trọng vào các ngành đòi hỏi cao về kĩ thuật vừa hạn chế sử các nguồn tài nguyên nguyên liệu, vừa đem lại lợi nhuận cao.

Câu 4. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào

A. Tận dụng tối đa sức lao động.

B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.

C. Kĩ thuật cao.

D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích :Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

A. Hôn-su.       B.Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.       D.Kiu-xiu.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Kiến thức cơ bản và bài tập ôn tập Kinh tế ở Nhật Bản Địa lí 11, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?