Đại học Quốc Gia Hà NộiTrường Đại học KHTN | Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020Môn Hóa họcThời gian: 150 phút |
Câu 1:
(a) Cho dòng khí oxi đi qua ống đựng 18,2g bột kim loại R đốt nóng, thu được 23,4g hỗn hợp gồm A gồm R, RO và R2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng một luongj vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng được dung dịch B và 4,48 lít khí SO2 (đktc). Cô đặc dung dịch B, rồi làm lạnh, thu được 112,77g muối D kết tinh với hiệu suất 90%. Xác định kim loại R và công thức muối D.
(b) Đốt cháy hoàn toàn 1,48g hợp chất A1 có khối lượng mol là 74 g/mol, cần dùng vừa đủ 448ml khí O2, sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O. Xác định công thức phân tử A1. Dùng công thức cấu tạo hai chất ứng với công thức phân tử A1 để viết phương trình phản ứng với dung dịch NaOH.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 49,14g kim loại M vào 1 lít dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch B và 3,6736 lít khí A (đktc) gồm N2O, N2 có tỉ khối so với H2 là 17, 122. Mặt khác, hòa tan cẩn thận 69,712g hỗn hợp D (gồm 2 kim loại kiềm X, Y ở 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn) vào cốc đựng 2 lít dung dịch HCl. Sau thí nghiệm thu được 29,2096 lít khí H2 và dung dịch E. Cho từ từ toàn bộ E vào dung dịch B, thu được 54,846g kết tủa G (không có khí thoát ra). Xác định các kim loại m, X, Y và nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 3: Hai hợp chất A và B đều thuộc loại no, mạch hở. A chỉ có một loại chức, B có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi cho mỗi chất A, B vào một bình kín riêng rẽ, chân không rồi nung nóng ở nhiệt độ cao thì mỗi chất đều bị phân hủy hết, trong mỗi bình sau phản ứng chỉ có CO và H2. Phân trăm khối lượng của hidro trong mỗi chất A, B đều là 4,545%. Khi đun nóng A tới nhiệt độ thích hợp thì A biến thành C, trong đó MA = 2MC (MA, MC là khối lượng mol tương ứng của A và C)
- Xác định công thức đơn giản nhất của A và C
- Dùng công thức cấu tạo của 3 chất đồng phân của B để viết phương trình phản ứng với dung dịch NaOH.
- Biết rằng A và C đều phản ứng với dung dịch NaHCO3 tạo ra CO2. Xác định công thức phân tử của A và viết phương trình chuyển A thành C.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Zn, Na, Na2O và BaO (trong đó oxi chiếm 10,19% khối lượng của X). Hòa tan hoàn tòan m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 448 ml H2 (đktc). Cho từ từ đến hết 20ml dung dịch chứa H2SO4 3M và HCl 0,5M vào dung dịch Y thu được 9,815g hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 3,52g hỗn hợp các muối clorua và muối sulfat trung hòa. Xác định giá trị của m và thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp, thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol tương ứng là 11:15.
- Xác định công thức phân tử và thành phần % số mol của mỗi hidrocacbon có trong hỗn hợp X.
- Cho X vào một bình kín có xúc tác thích hợp, đun nóng bình để xảy ra phản ứng từ mỗi phân tử hidrocacbon tách một phân tử H2 với hiệu suất bằng nhau. Sau phản ứng, các chất trong bình (hỗn hợp Z) đều có mạch hở và có tỉ khối so với H2 là 13,5:
- a, Xác định hiệu suất phản ứng tách H2.
- b. Cho toàn bộ Z đi chậm qua bình đựng dung dịch H2SO4 loãng dư để phản ứng hidrat xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp D gồm các ancol. Lấy ½ D cho tác dụng với Na dư, thu được 672 ml khí H2 (đktc). Lấy ½ D cho phản ứng hết với CuO dư đun nóng, sản phẩm chỉ gồm Cu, hơi nước và hỗn hợp E gồm andehit và xeton. Toàn bộ E phản ứng hết với lượng dư AgNO3/NH3 tạo ra 4,212g Ag. Xác định thành phần % khối lượng mỗi ancol trong D.
{-- xem đầy đủ nội dung đề thi vào lớp 10 môn Hóa năm 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Hóa năm 2019 Trường Phổ Thông Chuyên - Đại học KHTN. Để xem đầy đủ nội dung của đề thi các em vui lòng đăng nhập và chọn Xem online và Tải về.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi vào lớp 10.