PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
HUYỆN HOẰNG HÓA NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc hiểu hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con
(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)
Ánh mắt bố thân thương
Rọi sáng tâm hồn bé
Và trong bầu sữa mẹ
Xuân ngọt ngào dòng hương
(Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)
Câu 1 (1.0 điểm): Hai đoạn thơ viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của hai đoạn thơ?
Câu 2 (1.0 điểm): Hai đoạn thơ có điểm gì chung vè nội dung thể hiện?
Câu 3 (2.0 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?
Câu 4 (2.0 điểm): Theo em, từ hai đoạn thơ, các tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con
(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)
Câu 2 (10.0 điểm)
Một buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của cây hoa.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Câu 1.
- Thể thơ: năm chữ.
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong hai đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2.
- Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ: bộc lộ được niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người con khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Câu 3.
- Từ xuân trong hai đoạn thơ trên được hiểu theo nghĩa chuyển.
- Ý nghĩa:
- Xuân (đoạn 1): chính là tình yêu thương của mẹ đối với tuooirt hơ của bé. Bé ước mãi được ở trong vòng tay yêu thương, ấm áp ấy.
- Xuân (đoạn 2): dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất: cả vật chất và tinh thần.
Câu 4.
- Hs có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng tới những điều gửi gắm của các tác giả. Dưới đây là một số gợi ý:
- Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
- Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ.
- Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc…
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)
- Yêu cầu chung:
- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
- Xác định đúng nội dung: Mong ước được sống trong tình mẹ.
- Yêu cầu cụ thể:
- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: HS có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
- Hai câu thơ thể hiện mong muốn ngây thơ, hồn nhiên được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó là mong ước giản dị được mẹ ôm, được mẹ vỗ về…
- Đó là cách “làm nũng” đáng yêu vô cùng thể hiện tình cảm trong sáng của trẻ thơ. Được sống trong tình mẹ là niềm hạnh phúc và mong ước của mỗi người.
- Sáng tao: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: HS có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
Câu 2 (10.0 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc mọt bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng): Xây dụng một câu chuyện có bố cục đầy đủ ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài); trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí; biết xây dụng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất); lời kể tự nhiên, sinh động.
- Xác định đúng yêu cầu đề: Cây hoa kể lại chuyện buồn của mình cho em nghe khi nó bị ai đó bẻ cành, vặt lá, làm rụng hết những cánh hoa.
- Triển khai hợp lí nội dugn câu chuyện: Vận dụng tốt các yếu tố kể, tưởng tượng, miêu tả, biểu cảm để có thể viết hoàn chỉnh bài văn theo yêu cầu sau:
- Yêu cầu chung:
- Tưởng tượng ra câu chuyện giữa người kể và cây hoa dựa trên tình huống đã cho ở đề bài.
- Tạo được tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc.
- Nội dung câu chuyện có thể được xây dựng theo nhiều hướng khác nhau. Học sinh có thể phát huy tối đa trí tưởng tượng, sáng tạo riêng nhưng các sự việc phải đảm bảo tính hợp lí, câu chuyện phải có ý nghĩa sâu sắc.
- Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện.
- Thân bài
- Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào.
- Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa (kết hợp kể, miêu tả, biểu cảm).
- Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh (kết hợp kể, miêu tả, biểu cảm).
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung).
- Kết bài: Suy nghĩ của người kể và lời nhắn gửi tới mọi người.
- Mở bài:
- Yêu cầu chung:
- Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, đan xen được lời kể của nhân vật và cảm xúc, suy nghĩ của người lắng nghe, có suy nghĩ riêng, cách truyền đạt riêng về thông điệp nhắn gửi.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:
Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019, Phòng GD&ĐT Huyện Hoằng Hóa