Đề thi HSG môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Con Cuông

 

TRƯỜNG THPT CON CUÔNG

   

 

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG KHỐI 10

Năm học 2018 - 2019

MÔN: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

 

 

 

 

Câu I. (6.5 điểm)

1. Nêu hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh? Cho biết khu vực nào trên Trái đất có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Khu vực nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

2. Kể tên các đới khí hậu theo thứ tự từ xích đạo đến hai cực. Nước ta nằm trong kiểu khí hậu nào là? Nêu khái quát về đặc điểm của khí hậu đó?

Câu II. (3.5 điểm)

1.  Phân tích ảnh hưởng địa hình đến phân bố lượng mưa trên Trái đất? Vì sao xích đạo là vùng có lượng mưa lớn nhất?

2. Trình bày đặc điểm của gió Mậu dịch? Trong năm,Việt nam chịu tác động những loại gió chính nào? Vì sao?

Câu III. (5.0 điểm)

1. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số? Nêu ảnh hưởng của Đô thị hóa đối với phát triển kinh tế xã hội và môi trường?

2.  Nêu khái quát đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. Giải thích vì sao khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á là những khu vực có mật độ dân số cao hàng đầu thế giới?

Câu IV. (5.0 điểm) Cho bảng số liệu về dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 - 2013

Năm

2000

2003

2007

2013

Dân số (triệu người)

6240

6317

6625

7137

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

2060

2021

2120

2478

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực/người của thế giới giai đoạn 2000 - 2013.

b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.

------------------- Hết --------------------

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu I: 6.5 điểm

 

Nêu hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh?. Cho biết khu vực nào trên Trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

3.25

- Mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12h trưa  hay tia sáng Mặt trời hợp với tiếp tuyến bề mặt mặt đất một góc 900.

- Khu vực nội chí tuyến Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm.

- Khu vực ngoại chí tuyến trong năm không có Mặt trời lên thiên đỉnh.

- Tại 2 đường chí tuyến có Mặt trời lên thiên đỉnh 01 lần/năm.

- Giải thích.

+ Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, trục luôn nghiên với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033' và không đổi phương đã tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm.

+ Quan sát hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh trong năm ta thấy: Trong năm Mặt trời di chuyển lên xuống giữa hai đường chí tuyến (0.5 đ); nêu được các ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, chí tuyến Bắc, Nam (mỗi ngày 0.25 điểm).

0.5

 

 

0.75

 

 

 

 

0.5

 

1.5

2. Kể tên các đới khí hậu theo thứ tự từ xích đạo đến hai cực. Nước ta nằm trong kiểu khí hậu nào là? Nêu khái quát về đặc điểm của khí hậu đó?

3.25

- Kể đúng 7 đới theo thứ tứ (mỗi loại 0,25 điểm)

- Nước ta nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ tb năm cao trên 200C; Biên độ nhiệt năm khá lớn.

+ Lượng mưa lớn, mưa theo mùa, mưa lớn về mùa hạ.

1.75

 

0.5

0.5

0.5

Câu II. 3.5 điểm

 1. Phân tích ảnh hưởng địa hình đến phân bố lượng mưa trên Trái đất? Vì sao xích đạo là vùng có lượng mưa lớn nhất?

3.5

 

- Theo độ cao (trình bày được hiện tượng, giải thích được nguyên nhân)

- Theo hướng sườn của địa hình, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

- Có ví dụ phù hợp

- Xích đạo mưa nhiều do hội tụ nhiều yếu tố gây mưa

(Khí ấp thấp; giải hội tụ; nhiệt độ cao, dòng biển nóng)

0.5

0.5

 

0.25

0.5

 

2. Trình bày đặc điểm của gió Mậu dịch. Trong năm Việt nam chịu tác động những loại gió chính nào? Vì sao?

1.75

- Phạm vi hoạt động

- Bắt nguồn

- Hướng

- Thời gian hoạt động

- Tính chất

- Việt Nam chịu tác động của gió tín phong và gió mùa.

- Nguyên nhân:  do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến, nằm trong khu vực hoạt động gió mùa Châu á.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

 

Câu III. 5 điểm

Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số? Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế xã hội và môi trường?

2.5

- Nêu được sự khác biệt về cách tính.

- Ảnh hưởng tích cực

+ Đây nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+Làm thay đổi phân bố dân cư và lao động

+ Thay đổi quá trình sinh tử, hôn nhân

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Đối với nông thôn: thiếu lao động,

+ Thành thị....

0.75

 

0.5

0.25

0.25

 

0.25

0.5

2. Nêu khái quát đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. Giải thích vì sao khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á là những dân cư đông, mật độ dân số cao hàng đầu thế giới.

2.5

- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Không đều theo không gian (dẫn chứng)

+ Không đều theo thời gian (dẫn chứng)

- Giải thích:

+ Nền sản xuất lúa nước; Là vùng có trình độ phát triển kinh tế cao, nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi. (dẫn chứng)

+ Lịch sử phát triển sớm

 

0.5

0.5

 

0.5

 

0.5

0.5

Câu IV. 5 điểm

Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích

5.0

a. Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu đúng: (tính bình quân lương thực/người; tính tốc độ tăng trưởng)

- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường cột kết hợp.

(Yêu cầu vẽ chính xác, đúng khoảng cách năm, thẩm mĩ, đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu; Thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 đ/yếu tố)

 

2.0

 

1.5

b. Nhận xét

1.5

Nhìn chung dân số và sản lượng và bình quân lương thực/người của thế giới đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau:

+ Quy mô dân số thế giới tăng nhanh hơn và liên tục (dẫn chứng).

+ Sản lượng lương thực thế giới tăng chậm hơn và biến động (dẫn chứng).

+ Bình quân lương thực tăng (dẫn chứng)

0.5

 

0.5

0.5

 

------------------- Hết --------------------

Trên đây là nội dung Đề thi HSG môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?