TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 1. (2.5 điểm):
a. Danh từ giữ chức vụ gì trong câu? Đặt câu có sử dụng danh từ, phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết chức vụ của danh từ trong câu em vừa đặt.
b. Chỉ ra lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi trong những câu văn sau và sửa lại cho đúng:
- Tính anh ấy rất ngang tàn.
- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Câu 2. (2.5 điểm):
a. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
b. Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu 3. (5.0 điểm): Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
a. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước.
b. Phân tích:
- Tính anh ấy rất ngang tàn.
+ Lỗi sai: ngang tàn.
+ Nguyên nhân mắc lỗi: lẫn lộn các từ gần âm.
+ Sửa lại: Tính anh ấy rất ngang tàng.
- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
+ Lỗi sai: tinh tú
+ Nguyên nhân mắc lỗi: dùng từ không đúng nghĩa.
+ Sửa lại: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hoá dân tộc.
Câu 2:
a. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
b. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Nhân vật Thuỷ Tinh: tượng trưng cho hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm,…
- Nhân vật Sơn Tinh: tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt. Đồng thời đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng.
Câu 3:
- Yêu cầu chung:
+ Học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản tự sự gắn với truyền thuyết "Thánh Gióng".
+ Có sự sáng tạo ở phần mở bài và thân bài, tuy nhiên cốt truyện không thay đổi.
+ Bài viết có cảm xúc; bố cục rõ ràng, các sự việc và nhân vật khi kể cần có sự sinh động, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Xác định ngôi kể: Ngôi thứ ba.
+ Lựa chọn trình tự kể: Học sinh có thể lựa chọn trình tự kể khác nhau, xong cần phải hợp lí, lôgic và đảm bảo các sự việc chính trong truyện như sau:
- Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng đánh giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ sáu.
- Thánh Gióng ra đời kì lạ,… ba tuổi không biết nói cười,…
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi, khi nghe thấy tiếng sứ giả thì cất tiếng nói đòi đi đánh giặc,…
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt,…
- Gióng lớn nhanh như thổi, bà con, làng xóm góp gạo nuôi Gióng,…
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa ra trận,…
- Đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi giáp sắt để lại rồi cưỡi ngựa bay về trời,…
- Dấu tích chiến công còn in trên quê hương,…
- Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Lê Quý Đôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !