SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BẤT BẠT | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn : HÓA HỌC - Lớp 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Đem nung hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và a mol Cu trong không khí một thời gian thu được 68,8 gam hỗn hợp Y gồm kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan hết lượng Y trong axit H2SO4 đặc nóng dư, thu được 0,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch Z. Khối lượng muối sunfat khan trong dung dịch Z là
A. 168,0 gam. B. 164,0 gam. C. 148,0 gam. D. 170,0 gam
Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?
A. vt=0,5vn. B. vt=vn=0. C. vt= 2vn. D. vt=vn¹ 0.
Câu 3: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. Fe, Mg, Al. B. Cu, Pb, Ag. C. Fe, Au, Cr. D. Cu, Fe, Al.
Câu 4: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 5: Hòa tan m gam KMnO4 trong dung dịch HCl đặc dư được dung dịch A và V lít khí D (đktc). Pha loãng dung dịch A được 500 ml dung dịch B.
- Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24 ml dung dịch NaOH 0,5 M.
- Thêm AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết tủa.
Giá trị của V là :
A. 3,36 B. 8,96 C. 2.24 D. 4,48
Câu 6: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do
A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
C. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. D. Chuyển động của các chất khí tăng lên.
Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2. B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
Câu 8: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
A. Cân bằng hoá học. B. Tốc độ phản ứng.
C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 9: Oleum có công thức tổng quát là
A. H2SO4.nSO2. B. H2SO4.nSO3. C. H2SO4.nH2O. D. H2SO4 đặc.
Câu 10: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là
A. 0, 2, 4, 6. B. -2, 0, +4, +6. C. -2, +4, +6. D. 1, 3, 5, 7.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. điện phân nóng chảy NaCl.
D. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
Câu 12: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
B. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 13: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol(lít.s)-1. Giá trị của a là :
A. 0,018. B. 0,016. C. 0,014. D. 0,012.
Câu 14: Cho phản ứng: H2 (k) + I2 (k)⇌ 2HI (k).
Ở nhiệt độ 430°C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430°C, nồng độ của HI là:
A. 0,225M. B. 0,151M. C. 0,275M. D. 0,320M.
Câu 15: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Vai trò của H2S trong phản ứng là
A. Chất khử. B. Môi trường.
C. Chất oxi hóa. D. Vừa oxi hóa, vừa khử.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.
(b) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(c) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
(d) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 17: Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí H2S như sự phân huỷ rác, chất thải... nhưng không có sự tích tụ H2S trong không khí. Nguyên nhân chính là
A. H2S ở thể khí. B. H2S nặng hơn không khí.
C. H2S dễ bị oxi hóa trong không khí. D. H2S dễ bị phân huỷ trong không khí.
Câu 18: Hoà tan m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch H2SO4 32,5%. Giá trị m là
A. 12,5. B. 32,0. C. 33,3. D. 25,0.
Câu 19: Cho 6 mol N2 và y mol H2 vào bình kín dung tích 4 lít. Khi đạt trạng thái cân bằng N2 tham gia phản ứng là 25%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất P2 = 21/24 P1. Tìm y và tính KC.
A. 16; 0,013 B. 18; 0,015 C. 15; 0,02 D. 18; 0,013
Câu 20: Nung 316 gam KMnO4 sau một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là
A. 50%. B. 40%. C. 30%. D. 25%.
Câu 21: Vị trí của nguyên tố Oxi trong bảng tuần hoàn hóa học là
A. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.
C. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 22: Trong phản ứng : Cl2 + H2O → HCl + HClO, Clo đóng vai trò
A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. B. Chất khử.
C. Chất oxi hóa. D. Chất tan.
Câu 23: Trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất?
A. Than. B. Cát. C. Muối ăn. D. Lưu huỳnh.
Câu 24: Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric khi tiếp xúc với quỳ tím làm quỳ tím
A. Chuyển sang không màu. B. Chuyển sang màu xanh.
C. Chuyển sang màu đỏ. D. Không chuyển màu.
Câu 25: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là :
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Bất Bạt. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trân
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Duy Tân
Chúc các em học tốt