PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 MÔN SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút |
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Lá cây xương rồng biến thành gai để làm gì?
A. Bảo vệ cây.
B. Giảm sự thoát hơi nước.
C. Làm đẹp cho cây.
D. Chống gió.
Câu 2. Lá bắt mồi có ở cây nào?
A. Bèo đất.
B. Đậu hà lan.
C. Mây.
D. Dong ta.
Câu 3. Lá biến dạng để làm gì?
A. Cây leo lên.
B. Cây bắt mồi.
C. Thích nghi với điều kiện sống.
D. Bảo vệ cây.
Câu 4. Củ hành thuộc loại lá biến dạng nào?
A. Tay móc.
B. Tua cuốn.
C. Bắt mồi.
D. Dự trữ.
Câu 5. Cây rau má tạo thành cây mới bằng cơ quan sinh dưỡng nào?
A. Lá.
B. Rễ củ.
C. Thân bò.
D. Thân rễ.
Câu 6. Lá của các loài cây nào dưới đây được sử dụng là thức ăn cho con người?
A. Lá mồng tơi.
B. Lá trúc đào.
C. Lá mây.
D. Lá xà cừ.
Câu 7. Cơ quan nào dưới đây chỉ có ở thực vật có hoa?
A. Quả.
B. Hạt.
C. Rễ.
D. Thân
Câu 8. Ban đêm để nhiều hoa trong phòng ngủ đóng kín cửa ta bị ngạt thở vì thiếu khí
A. CO2.
B. Oxi.
C. Ni tơ.
D. Hidro.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: Có mấy loại thân chính?
Câu 2: Phân biệt lá đơn và lá kép?
Câu 3: Tại sao khi đánh (bứng) cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
Câu 4: Theo em từ thí nghiệm 1 (Dũng - Tú) Sách giáo khoa trang 80 có thể thiết kế thí nghiệm 2 (Tuấn – Hải) thay bằng dụng cụ gì vẫn chứng minh được phần lớn nước vào cây đi đâu?
ĐÁP ÁN
Phần 1: Trắc nghiệm: (2 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | C | D | C | A | A | B |
Phần 2: Tự luận: (8 điểm)
Câu 1:
- Có 3 loại thân chính:
+ Thân đứng gồm: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
+ Thân leo: Leo bằng thân quấn, tua cuống.
+ Thân bò.
Câu 2:
- Lá đơn: Có cuống lá nằm dưới chồi nách, mỗi cuống mang một phiến, cuống và phiến rụng cùng một lúc.
- Lá kép: Có cuống chính và các cuống con, mỗi cuống con mang một phiến, chồi nách ở phía trên cuống chính, lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Câu 3:
- Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ.
- Khi đánh cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước có thể héo rồi chết.
Câu 4:
Theo em từ thí nghiệm 1 (Dũng - Tú) Sách giáo khoa trang 80 có thể thiết kế thí nghiệm 2 (Tuấn – Hải) thay bằng 2 túi ni lông vẫn chứng minh được phần lớn nước vào cây đi đâu?
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Sinh học 6 năm 2019 Trường THCS Biên Giới có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: