TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
MÔN LỊCH SỬ 6
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp đúng
Câu 1: Ý nghĩa nào quan trọng nhất khi thuật luyện kim ra đời?
A. Cuộc sống ổn định.
B. Của cải dư thừa.
C. Năng xuất lao động tăng lên.
D. Công cụ được cải tiến.
Câu 2: Kim loại đầu tiên được dùng là
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Vàng.
D. Hợp kim.
Câu 3: Đâu không phải đặc điểm xã hội trong văn hóa Đông Sơn?
A. Xã hội theo chế độ mẫu hệ.
B. Hình thành làng bản, chiềng chạ.
C. Xã hội đã có sự phân chia giai cấp.
D. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
Câu 4: Vào thời văn hóa Đông Sơn, đồ đá gần như được thay thế bởi
A. đồ đồng.
B. đồ sắt.
C. đất nung.
D. xương thú.
Câu 5: Đứng đầu các bộ là:
A. Lạc Hầu.
B. Lạc Tướng.
C. Bồ Chính.
D. Vua.
Câu 6: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là
A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Thủy Tinh.
D. Sơn Tinh.
Câu 7: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí… những người thợ thủ công còn biết đúc
A. cuốc.
B. xẻng.
C. trống đồng, thạp đồng.
D. dao.
Câu 8: Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là
A. những người quyền quý.
B. dân tự do.
C. nông dân.
D. nô tì.
Câu 9: Tổng chiều dài thành cổ Loa là:
A. 16km.
B. 160km.
C. 60km.
D. 1600m.
Câu 10: Thành Cổ Loa còn được gọi là Quân Thành vì?
A. Có luỹ cao, mang thế phòng thủ.
B. Có hào sâu.
C. Có ụ chiến đấu.
D. Là công sự phòng thủ, có lực lượng quân đội, bộ, thuỷ binh.
Phần II.Tự luận (5 điểm )
Câu 1: (2 điểm) Tại sao công cụ bằng đồng dần thay thế công cụ bằng đá?
Câu 2:(3 điểm) Hãy điểm lại những nét chính về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim
ĐÁP ÁN
1-C | 2-B | 3-D | 4-A | 5-B |
6-A | 7-C | 8-D | 9-A | 10-D |
Câu 1:
- Công cụ bằng đồng có độ bền cao hơn so với công cụ bằng đá.
- Với chất liệu đồng, con người có thể chế tác thành nhiều công cụ hơn, cơ động hơn, dễ dàng cầm nắm, mang vác, nhẹ hơn so với một công cụ đá.
- Công cụ bằng đồng có thể tái sử dụng thông qua việc chế tác lại, chế tạo lại.
Câu 2:
- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ: nhiều hình dáng và kích cỡ.
+ Kĩ thuật mài: mài rộng, nhẵn và sắc.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm: tinh xảo, in hoa văn chữ S, cân xứng, hoặc in những con dấu nối liền nhau.
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ: đá, gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim:
+ Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
+ Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
+ Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020 của trường THCS Bạch Đằng có đáp án. Để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: