Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Lương Văn Cù

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ

TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10

Thời gian làm bài: 45 phút

 

A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó

A. Xung đột

B. Phát triển

C. Mâu thuẫn

D. Vận động.

Câu 4. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

C. Thống nhất biện chứng với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 5. Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.

C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.

D. Chỉ tồn tại ý thức.

Câu 6. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Thụt lùi.

B. Tuần hoàn.

C. Ngắt quãng.

D. Tiến lên.

Câu 7. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

B. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 8. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ

A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng

B. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng

C. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng

D. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng?

A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.

D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.

Câu 10. Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.

B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.

C. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.

D. Vai trò định hướng và phương pháp luận.

Câu 11. Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. Vận động xã hội.

B. Vận động vật lí

C. Vận động hóa học

D. Vận động cơ học.

Câu 12. Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?

A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.

B. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó

C. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.

D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 13. Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Khái quát và cơ bản.

B. Phong phú và đa dạng.

C. Phổ biến và đa dạng

D. Vận động và phát triển không ngừng

Câu 14. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên trong

C. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

D. Sự tác động từ bên ngoài

Câu 15. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

C. Gió bão làm cây đổ

D. Con người đốt rừng

{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Lương Văn Cù​​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Lương Văn Cù. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?