Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

                                                                                              ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2017-2018

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI                                  MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

 

Đề: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

----------HẾT---------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I/ Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.        

II/ Yêu cầu về kiến thức: 

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

  • Giới thiệu khái quát:
    • Tác giả, tác phẩm
    • Nêu được vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Ngô Tử Văn - hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng khái chống lại gian tà.
  • Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn
    • Những nét tính cách của Ngô Tử Văn:
      • Tử Văn là người cương trực yêu chính nghĩa:
        • Tính vốn khảng khái, nóng nảy “thấy sự gian tà thì không sao chịu được” nên chàng đã đốt đền do hồn ma tướng giặc chiếm giữ để trừ hại cho dân à coi thường cái chết, tin vào trời đất.
        • Sẵn sàng nhận chức phán sự để thực hiện công lí: chàng vui vẻ nhận lời đề nghị của Thổ thần dù phải chết lúc trẻ.
      • Dũng cảm kiên cường:
        • Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, tự tin vì có Thổ thần ủng hộ.
        • Kêu oan khi bị quỷ giải xuống minh ti.
        • Hiên ngang bảo vệ lẽ phải: vạch tội tên hung thần bằng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhúng nhường trước mặt Diêm Vương.
      • Giàu tinh thần dân tộc:
        • Kiên quyết đấu tranh đến cùng khiến Diêm Vương cho tra xét lại và xử tội hồn ma kia.
        • Làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.
  • Đánh giá:
    • Nêu đặc sắc nghệ thuật: Cốt truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn; dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn; sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
    • Đánh giá chung nhân vật:
      • Chiến thắng của Ngô Tử Văn là sự khẳng định chân lí "chính" sẽ thắng "tà", thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm dấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
      • Ngô Tử Văn đại diện cho những người tri thức nước Việt. Qua nhân vật, tác giả còn đề cao những người ngay thẳng, trung thực, giàu tinh thần dân tộc, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
  • Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.                      
  • Biểu điểm:
    • Điểm 9 - 10: Bài làm sâu sắc, độc đáo. Biết sử dụng các thao tác lập luận  trong văn nghị luận. Có khả năng cảm thụ tốt. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận mạch lạc, chặt chẽ; có cảm xúc và sáng tạo.
    • Điểm 7 - 8: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết sử dụng các thao tác lập luận  trong văn nghị luận. Bố cục hợp lí, cảm nhận khá tốt (8 đ). Phân tích đôi chỗ còn vụng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp (7đ).
    • Điểm 5 - 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng phân tích chưa có chiều sâu, đôi chỗ còn vụng. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
    • Điểm 3 - 4: Đáp ứng ở mức trung bình yếu các yêu cầu của đề. Hiểu đề nhưng chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung (4đ), diễn đạt chưa trôi chảy. Lập luận chưa mạch lạc, chặt chẽ. Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp (3đ).
    • Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, nhiều chỗ sa vào diễn xuôi ý. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.       
    • Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.
    • Điểm 0: Không làm bài, để giấy trắng.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?