Đề thi giữa HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THPT Phan Châu Trinh
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)
MỨC ĐỘ BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử F2 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. ion. D. đôi
Câu 2: Bình nào sau đây không thể dùng để đựng dung dịch HF?
A. Bình thủy tinh. B. Bình sành. C. Bình nhựa. D. Bình sứ.
Câu 3: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl đặc trong không khí ẩm, thấy có khói trắng do
A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.
B. HCl dễ bay hơi tạo thành.
C. HCl bay hơi và hút hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.
D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của clorua vôi?
A. Xử lí các chất độc. B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy. C. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi. D. Sản xuất vôi.
Câu 5: Muối iot là muối ăn có chứa thêm lượng nhỏ iot ở dạng
A. I2. B. MgI2. C. CaI2. D. KI hoặc KIO3.
Câu 6: Cho một mẩu đá vôi vào dung dịch HCl dư, hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa trắng. B. không có hiện tượng gì. C. có bọt khí không màu thoát ra. D. có khí màu vàng thoát ra.
MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)
Câu 7: Thuốc thử để phân biệt dung dịch HCl và KCl là dung dịch
A. BaCl2. B. AgNO3. C. Pb(NO3)2. D. Na2CO3.
Câu 8: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 9: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Trong phản ứng trên, B2
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. B. là chất oxi hóa. C. là chất khử. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 10: Khí clo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. O2. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Câu 11: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Dung dịch HCl loãng “bốc khói” trong không khí ẩm.
B. Để điều chế muối ăn NaCl trong công nghiệp, cho Na tác dụng với khí Cl2.
C. Ở nhiệt độ và áp suất thường, hòa tan HCl vào nước có thể thu được dung dịch HCl nồng độ gần 100% do HCl tan rất nhiều trong nước.
D. Khí HCl tan nhiều trong nước vì H2O là dung môi phân cực và HCl là hợp chất phân cực.
Câu 13: Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp?
A. KBr. B. KCl. C. H2O. D. NaOH.
Câu 14: Lấy 2 lít khí H2 cho tác dụng với 3 lít khí Cl2. Hiệu suất phản ứng là 90%. Thể tích hỗn hợp sau phản ứng sau khi đưa về điều kiện ban đầu là
A. 4,5 lít. B. 4 lít. C. 5 lít. D. 3 lít.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 15: Điều chế Cl2 bằng cách cho dung dịch HCl đặc tác dụng lần lượt với KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2, KClO3. Nếu cùng lượng HCl thì số mol Cl2 ít nhất trong trường hợp cho HCl tác dụng với
A. KMnO4. B. K2Cr2O7. C. MnO2 D. KClO3
Câu 16: Thuốc thử để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 là
A. dung dịch AgNO3. B. quỳ tím. C. quỳ tím và dung dịch AgNO3. D. đá vôi.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây chứng minh C2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2?
A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2.
B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O.
D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
A. 67,72. B. 46,42. C. 68,92 D. 47,02.
Câu 19: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 1,345 gam. B. 3,345 gam. C. 2,875 gam. D. 1,435 gam.
Câu 20: Hai miếng sắt đều có khối lượng bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Cl2, một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được tối đa thu được là
A. 14,475 gam. B. 16,475 gam. C. 12,475 gam. D. 15,078 gam.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi giữa HK2 môn Hóa lớp 10 năm 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!