TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN VẬT LÝ 10
Năm học: 2019-2020
Thời gian làm bài: 45 phút;
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên:.....................................................................
SBD:....................... Phòng:……..
Câu 1: Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều bán kính r, chu kì T, tần số f
A. Chất điểm đi được một vòng trên đường kính hết T giây.
B. Cứ mỗi giây, chất điểm đi được f vòng, tức là đi được một quãng đường bằng 2πfr.
C. Chất điểm đi được f vòng trong T giây.
D. Nếu chu kỳ T tăng lên hai lần thì tần số f giảm đi hai lần.
Câu 2: Trong các chuyển động tròn đều
A. Có cùng bán kính thì chuyển động nào có chu kì lớn hơn sẽ có tốc độ dài lớn hơn.
B. Chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì lớn hơn.
D. Có cùng chu kì thì chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn sẽ có tốc độ góc nhỏ hơn
Câu 3: Câu nào sai? Chuyển động tròn đều có
A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ dài không đổi.
- Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 4: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
- Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định.
- Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 5: Câu nào sai? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
- Đặt vào vật chuyển động tròn.
- Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
- Có dộ lớn không đổi.
- Có phương và chiều không đổi.
Câu 6: Chỉ ra cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc w với tốc độ dài v và với gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều.
A. \(v = \omega r\) và \({a_{ht}} = {v^2}r\). B. \(v = \omega /r\) và \({a_{ht}} = {v^2}r\).
C. \(v = \omega r\) và \({a_{ht}} = {v^2}/r\). D. \(v = \omega /r\) và \({a_{ht}} = {v^2}/r\).
Câu 7: Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy
- Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
- Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 8: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa số thấy tao tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
- Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
- Cả hai tàu đều chạy. D. Không đủ dữ kiện để kết luận.
Câu 9: Một ô tô khách đang chạy trên đường. Đối với người nào dưới đây, ô tô đang đứng yên?
- Người đứng bên lề đường.
- Người đi xe máy đang bị xe khách vượt qua.
- Người lái xe con đang vượt xe khách.
- Một hành khách ngồi trong ô tô.
Câu 10: Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với Trái Đất? Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất
- Có kích thước không lớn.
- Không thông dụng/
- Không ổn định trong không gian vũ trụ.
- Không tồn tại.
Câu 11: Một hòn sòi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ ban đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 55,125 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Tốc độ của hòn sỏi trước khi bắt đầu chạm đất là
A. 9,8 m/s. B. 19,6 m/s. C. 29,4 m/s. D. 34,3 m/s.
Câu 12: Hai vật được thả rơi tự do, không vận tốc ban đầu, đồng thời tự hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp 2,5 khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí, Tỉ số các độ cao h1/ h2 là:
A. 2. B. 0,5. C. 6,25. D. 4.
Câu 13: Tính khoảng thời gian rơi tự do, không vận tốc ban đầu của một viên đá. Cho biết trong hai giấy cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 39,2 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2 .
A. 5 s. B. 2 s. C. 4 s. D. 3 s.
Câu 14: Hai viên bi A và B được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ hai điểm cùng một độ cao đủ lớn . Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,4 s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi theo phương thẳng đứng sau thời gian 2 s kể từ khi bi A bắt đầu rời. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
A. 15 m. B. 11 m. C. 8,624 m. D. 25m.
Câu 15: Nếu có một giọt nước mưa rơi được 98 m trong giấy cuối cùng trước khi chạm đất, thì giọt nước mưa đó phải bắt đầu rơi tự do từ độ cao bao nhiêu m? Cho rằng chuyển động của giọt nước mưa là rơi tự do với g = 9,8 m/s2 và trong suốt quá trình rơi, khối lượng của nó không bị thay đổi.
A. 561 m. B, 520 m. C. 540 m. D, 730 m.
Câu 16: Khoảng thời gian giữa hai lần liền nhau để hai giọt nước mưa rơi xuống từ mái nhà là t. Khi giọt đầu rơi đến mặt đất thì giọt sau còn cách mặt đất 0,95 m. Lấy 9 = 10 m/s2 . Nếu độ cao của mái hiên là 5 m thì t bằng:
A. 0,1 s. B. 0,2 s. C. 0,4 s. D. 0,15 s.
Câu 17: Một bạn học sinh tung một quả bóng với tốc độ ban đầu vo cho một bạn khác ở trên tầng trên cao 8 m. Quả bóng đi lên theo phương thẳng đứng và bạn này giờ tay ra bắt được quả bóng sau 1,5 s. Lấy g = 9,8 m/s2 . Giá trị vo gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 12,8 m/s. B. 9,9 m/s. C. 10 m/s. D. 9,6 m/s.
Câu 18: Một bạn học sinh A tung một quả bóng cho một bạn B ở trên tầng 2 cao 4,5 m. Quả bóng đi lên theo phương thẳng đứng Oy và bạn B giờ tay ra bắt được quả bóng sau 1,5 s. Lấy g = 9,8 m/s2 . Chiều dương của Oy hướng lên. Vận tốc của quả bóng lúc bạn B bắt đượn là
A. -4,35 m/s. B. 4,7 m/s. C. 4,35 m/s. D. -4,7 m/s.
Câu 19: Một người ném một quả bóng từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với tốc độ 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2 . Khoảng thời gian giữa hai thời điểm mà vận tốc của quả bóng có cùng độ lớn bằng 2 m/s là \(\Delta t\). Ở hai thời điểm đó, độ cao của quả bóng là h. Độ lớn của h/\(\Delta t\) gần giá trị nào nhất sau đây?
- 1 m/s. B. 0,7 m/s. C. 1,2 m/s. D. 1,6 m/s.
Câu 20: Để biết độ sâu của một cái hang, những người thám hiểm thả một hòn đá từ miệng hang và đo thời gian từ lúc thả đến lúc nghe thấy tiếng vang của hòn đá khi chạm đất. Giả sử người ta đo được thời gian là 14 s. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 và tốc độ truyền âm trong không khí là vα= 360 m/s. Độ sâu của hang gần giá trị nào nhất sau đây?
- 730 m. B. 670 m. C. 640 m. D. 680 m.
Câu 21: Một vật thả rơi tự do, không vận tốc ban đầu, từ độ cao h xuống tời mặt đất, mất thời gian to. Cho biết trong 3 s cuối cùng, vật đi được đoạn đường bằng một phần tư độ cao h. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Độ cao h/to gần giá trị nào nhất sau đây?
- 73 m/s. B. 105 m/s. C. 125 m/s. D. 188 m/s.
Câu 22: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 31,25 m, lấy g = 10 m/s2 . Bỏ qua lực cản không khí. Hỏi sau bao lâu vật sẽ chạm đất?
- 2 s. B. 3 s. C. 4 s. D. 2,5 s.
Câu 23: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu sau thời gian 8 giây thì chạm đất. Lấy g = 10 m/s2 . Quãng đường vật rơi trong giấy cuối là
- 75 m. B. 35 m. C. 45 m. D. 5 m.
Câu 24: Vật rơi tự do không vận tốc ban đầu, từ độ cao s1 xuống mặt đất trong thời gian t1 , từ đội cao s2 xuống mặt đất trong thời gian t2. Biết t2= 1,4t1 . Tỉ số s2/s1 là
- 1,3. B. 1,69. C. 1,96. D. 1,4.
Câu 25: Vật rơi tự do không vận tốc ban đầu, từ độ cao s1 xuống mặt đất trong thời gian t1 , từ đội cao s2 xuống mặt đất trong thời gian t2. Biết t2= 1,4t1 . Tỉ số giữa các độ lớn vận tốc của vật lúc chạm đất v2/v1 là
- 1,3. B. 1,69. C. 1,96. D. 1,4.
Câu 26: Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 15 km/h. Tốc độ dài của một điểm trên vành bánh đối với người ngồi trên xe gần giá trị nào nhất sau đây?
- 4m/s. B. 5 m/s. C. 9 m/s. D. 3 m/s.
Câu 27: Một lưỡi cưa tròn đường kính 60 cm có chu kỳ quay 0,4 s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài lưỡi cưa là
- 5π rad/s. B. 5 rad/s. C. 10π rad/s. D. 10 rad/s.
Câu 28: Một lưỡi cưa tròn đường kính 80 cm có chu kỳ quay 0,2 s. Tốc độ dài của một điểm trên vành ngoài lưỡi cưa bằng
- 3 m/s. B. 3π m/s. C. 4π m/s. D. 6 m/s.
Câu 29: Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 40 cm. Biết trong một phút nó đi được 300 vòng. Tốc độ dài của chất điểm bằng
- 4 m/s. B. 4π m/s. C. 6π m/s. D. 6 m/s.
Câu 30: Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 40 cm. Biết trong một phút nó đi được 320 vòng. Gia tốc hướng tâm của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
- 235 m/s2 . B. 449 m/s2 C. 394 m/s2 . D. 389 m/s2.
Câu 31: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 7 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3 m. Gia tốc hướng tâm của em bé là
- 0,35 m/s2 . B. 1,69 m/s2 . C. 0,94 m/s2 . D. 0,82 m/s2 .
Câu 32: Một canô chạy thẳng đều xuôi theo dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất một khoảng thời gian là 1 giờ 30 phút. Tốc độ của dòng chảy là 8 km/h. Chọn chiều dương từ A đến B. Vận tốc của canô đối với dòng chảy bằng
- 16 km/h. B. 18 kh/h. C. -16 km/h. D. -18 km/h.
Câu 33: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với tốc độ 7,5 km/h đối với dòng nước. Tốc độ chạy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của dòng nước. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là
- 6 km/h. B. 5 km/h. C. -5 km/h. D. -6 km/h.
Câu 34: Hai ô tô cùng xuất phát từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn đường thẳng chạy với tốc độ không đổi lần lượt là v1 và v2 . Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều từ A đến B thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Giá trị của biểu thức \(\left( {3{v_1} + 7{v_2}} \right)\) gần giá trị nào nhất sau đây?
- 415 km/h. B. 370 km/h. C. 225 km/h. D. 315 km/h.
Câu 35: Hai bến sông A và B cùng nằm trên một bờ sông, cách nhau 36 km. Cho biết độ lớn vận tốc của canô đối với nước là u = 16,2 km/h và độ lớn vận tốc của nước đổi với bờ sông là v2= 5,4 km/h. Thời gian để canô chạy xuôi dòng từ A đến B rồi lại chạy ngược dòng trở về A la
- 1 giờ 40 phút. B. 5 giờ 0 phút C. 2 giờ 30 phút. D. 2 giờ 10 phút.
Câu 36: Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 20N\). Nếu hai lực chúng hợp với nhau một góc 500 thì độ lớn hợp lực của chúng gần giá trị nào nhất sau đây?
- 36 N. B. 0 N. C. 35 N. D. 25 N.
Câu 37: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào không thể là độ lớn của hợp lực?
- 8 N. B. 12 N. C. 15 N. D. 25 N.
Câu 38: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 12 N?
- 900. B. 1200. C. 600 D. 1060
Câu 39: Khoảng thời gian giữa hai lần liền nhau để hai giọt mưa rơi xuống từ mái nhà là t. Khi giọt đầu rơi đến mặt đất thì giọt thứ 5 bắt đầu rơi. Lấy g = 10 m/s2. Nếu độ cao của mái hiên là 16 m thì t gần giá trị nào nhất sau đây?
- 1,16 s. B. 1,25 s. C. 1,79 s. D. 1,75 s.
Câu 40: Khoảng thời gian giữa hai lần kiền nhau để hai giọt mưa rơi xuống từ mái nhà là t. Khi giọt đầu rơi đến mặt đất thì giọt thứ 5 bắt đầu rơi. Lúc nãy, khoảng cách giữa giọt thứ 3 và thứ 4 là x. Lấy g = 10 m/s2. Nếu độ cao của mái hiên là 16 m thì x gần giá trị nào nhất sau đây?
- 17 m. B. 81 m. C. 49 m. D. 76 m.
ĐÁP ÁN
1-C | 2-C | 3-D | 4-C | 5-D | 6-C | 7-D | 8-B | 9-D | 10-C |
11-D | 12-C | 13-D | 14-C | 15-C | 16-A | 17-A | 18-A | 19-D | 20-A |
21-B | 22-D | 23-A | 24-C | 25-D | 26-A | 27-A | 28-C | 29-B | 30-B |
31-B | 32-A | 33-D | 34-B | 35-B | 36-A | 37-D | 38-D | 39-C | 40-C |
...
---Để xem nội dung đáp án chi tiết của Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Trần Phú, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Hai Bà Trưng
-
Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Ông Ích Khiêm
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Phú
Chúc các em học tốt