Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Phan Đăng Lưu

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

TỔ HÓA HỌC

MÃ ĐỀ: 001

ĐỀ THI GIỮA HKI NĂM 2018-2019

MÔN Hoá Học, Khối 10

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề thi gồm 2 trang giấy A4)

 

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Số electron và số khối trong hạt nhân nguyên tử là:

A. 80; 201                   B.  80; 121                              C. 201; 80                   D. 121; 80

Câu 2: Cấu hình e của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:

A. 24 proton                                                                            B. 11 proton, 13 nơtron     

C. 11 proton, số nơtron không định được                              D. 13 proton, 11 nơtron

Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron.

B. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.

C. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm.

D. Nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.   

Câu 4: Kí hiệu nguyên tử cho biết những điều gì về nguyên tố X?

A. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.                        B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số khối của nguyên tử.                                                      D. Số hiệu nguyên tử và số khối.

Câu 5: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. oxi(Z = 8)               B. lưu huỳnh (z = 16)              C. Fe (z = 26)              D. Cr (z = 24)

Câu 6: Biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 276. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 40. Số hạt nơtron trong nguyên tử này là:

A. 79                           B. 118                                     C. 197                         D. 236

Câu 7: Ngtử của một ngtố X có tổng số các loại hạt 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu ngtử của X

A.                        B.                                                 C.                                     D.

Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử 30Zn là:

A. 1s22s22p63s23p64s23d10                                                         B. 1s22s22p63s23p63d104s2             

C. 1s22s22p63s23p63d94s2                                                           D. 1s22s22p63s23p63d10

Câu 9: Trong tự nhiên Ag có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Biết  = 107,88. Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai của Ag là bao nhiêu?

A. 106,78                    B.107,53                                 C. 107,00                                D. 108,23

Câu 10:Trong tự nhiên, nguyên tố brôm có hai đồng vị . Nếu khối lượng nguyên tử trung bình của brôm là 79,91 thì thành phần phần trăm (%) hai đồng vị này là:

A. 35,0 và 60,0           B. 45,5 và 54,5                        C. 54,5 và 45,5                        D. 61,8 và 38,2

Câu 11: Cho phương trình hoá học: aFeS +  bH2SO4                  cFe2(SO4)3  + d SO2     +    fH2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học thì giá trị b bằng bao nhiêu:

A. 10.                                   B. 14.                               C. 4.                                 D. 15.

Câu 12: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns² np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố kim loại kiềm thuộc loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.                      B. Liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Liên kết ion.                                                               D. Liên kết bội.

Câu 13: Cation R3+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là   

A. Chu kì 3, nhóm VIIIA.                                                 B. Chu kì 4, nhóm IIA.    

C. Chu kì 3, nhóm VIIA.                                                  D. Chu kì 3, nhóm IIIA.

Câu 14: Cho 2 nguyên tố: X (Z = 13), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là

A. XY                                  B. XY2                             C. X2Y2                           D. XY3

Câu 15: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa là:

A. 8                                     B. 5                                  C. 7                                D. 6.

Câu 16: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 8,064 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

A. 8,96.                               B. 6,16.                           C. 6,72.                           D. 10,08.

Câu 17: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là

A. 25,6 gam.                       B. 16 gam.                       C. 2,56 gam.                   D. 8 gam.

Câu 18: Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ưngd thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp sẽ là:

A. 19,2 g và 19,5 g              B. 12,8 g và 25,9 g          C. 9,6 g và 29,1 g           D. 22,4 g và 16,3 g

Câu 19: Cho 1,68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 xM. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO duy nhất. Gía trị của x và khối lượng muối tạo thành trong dd Y lần lượt là

A. 0,36M và 18,36 gam                                               B. 0,36M và 11,16 gam    

C. 0,34M và 18,36 gam                                               D. 0,34M và 11,16 gam

Câu 20: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị m là: 

A. 38,72 gam                     B. 35,50 gam                    C. 49,09 gam                    D. 34,36 gam

Phần II: Tự luận

Câu 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tố 10Ne, 13Al và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn? Giải thích? Cho biết nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích? Dự đoán tính chất của chúng? Viết 5 ptpư minh họa cho mỗi chất (nếu có)?

Câu 2: Viết công thức electron, CTCT các chất sau? C2H2, C2H5NH2, H2O, C2H6O, H2SO4

Câu 3: Cân bằng các phản ứng ôxy hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a.  Cu   +  HNO →  Cu(NO3)2   +  NO   +    H2O

b.  Mg  +    H2SO4   →  MgSO4   +  S    +    H2O

c.   FeSO4   +  H2SO4     Fe2(SO4)3  +  SO2     +    H2O

Câu 4: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxít cao nhất của nguyên tố R với oxi thì R chiếm 27,273% về khối lượng.

a. Xác định nguyên tố R.

b. Hợp chất (RO2). Viết pt pứ xảy ra (nếu có)

Khi cho RO2 tác dụng với dung dịch: NaAlO2, Ca(OH)2 thiếu, K2O, Ca(OH)2 dư, dung dịch KMnO4, Mg

c. Cho từ từ đến dư RO2 vào dung dịch Ba(OH)2. Hãy viết phương trình và biểu diễn mối tương quan giữa số mol RO2 và kết tủa thu được bằng đồ thị.

Câu 5: Cho 6,72 gam một kim loại R có hóa trị 2 khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,688 lít khí H2 ở (ĐKTC) và dung dịch A chứa 32,94 gam chất tan.

 a. Xác định tên kim loại R.

b.  Dung dịch A làm mất màu vừa đủ 50 ml dung dịch KMnO4 nồng độ x M. Xác định x?

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Phan Đăng Lưu, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?