BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 26/12/2020 |
Câu 1(1,5 điểm)
Lát cắt của nhiều loại quả để ngoài không khí sẽ chuyển sang màu nâu là do hoạt động của enzim catechol oxidaza (COX) xúc tác cho phản ứng: Catechol + O2 → Quinone + H2O,
Thí nghiệm 1: Sử dụng một lượng xác định COX xúc tác ở 30°C, pH tối ưu = 6,5 để xem xét ảnh hưởng của nồng độ catechol tới hoạt tính COX (Hình 1.1).
Thí nghiệm 2: COXp là đột biến ở vùng khởi động, COXs là đột biến thay thế một số nuclêôtit vùng mã hóa trung tâm hoạt động của COX. Hàm lượng COX từ quả của cây không đột biến (E) và các cây đột biến (E1 và E2) được định lượng (Hình 1.2). Các COX được tách chiết từ quả cây mang đột biến COXp và COXs để kiểm tra hoạt tính ở 30°C với cùng lượng enzim sử dụng trong thí nghiệm I, Hình 1.3 biểu thị hoạt tính của COX từ các cây đã đột | biển ở pH tối ưu và Hình 1.4 biểu thị ảnh hưởng của pH tới hoạt tính của COX.
a) Hãy nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến tốc độ phản ứng xúc tác bởi COX ở Hình 1.1.
b) Khi lấy quả cà trắng ra từ bình muối cà, để trên đĩa ngoài không khí một lúc thì thấy hiện tượng quả cà bị thâm nâu. Hãy giải thích hiện tượng này.
c) E1 và E2 tương ứng với thể đột biến CoXp hay Coxs? Giải thích.
d) Catechol oxidaza từ cây mang đột biến CoXp và COXs tương ứng với đường cong nào: (1) hay (2) trong Hình 1.3; (p1) hay (p2) trong Hình 1.4? Giải thích.
Câu 2 (1,5 điểm)
Histôn và ADN là hai thành phần cơ bản của chất nhiễm sắc ở sinh vật nhân thực. Hình 2 mô tả sự axetyl hóa (gắn gốc axetyl bởi enzim axêtylaza) và đêaxetyl hóa (loại bỏ gốc axetyl bởi enzim đêaxêtylaza) phân tử histôn. Khi không được axêtyl hóa thì histôn có ái lực cao với ADN và ngăn cản hoạt động của bộ máy phiên mã (ARN polimeraza). Khi được axetyl hóa thì lực liên kết (ái lực) của histôn với ADN giảm. Một gen có vùng điều hòa chứa đoạn trình tự tăng cường (sản có trên phân tử ADN) là vị trí liên kết đặc hiệu
của yếu tố phiên mã. Yếu tố phiên mã này gắn kết với axêtylaza từ trước và đưa enzim đến vùng NST mang gen. Biết rằng, histôn và yếu tố phiên mã liên kết ở 2 bề mặt khác nhau của phân tử ADN sợi kép. nên chúng không cạnh tranh với nhau khi liên kết ADN trong vùng NST mang gen này.
a) Trong mỗi điều kiện dưới đây, gen có được phiên mã hay không? Giải thích. Biết rằng có đầy đủ các
điều kiện khác cho quá trình phiên mã.
Điều kiện (1): Histôn chưa được biến đổi hóa học, không có yếu tố phiên mã, cố enzim axêtylaza.
Điều kiện (2): Đệ axetyl hóa histôn, có yếu tố phiên mã, không có enzim axêtylaza.
Điều kiện (3): Có yếu tố phiên mã, có enzim axetylaza.
b) PPAR\(\gamma \) là prôtêin yêu tô phiên mã hoạt hóa các gen tích lũy mỡ vào mô mỡ. PPAR\(\gamma \) được hoạt hóa khi được axêtyl hóa. Ức chế hoạt động enzim địaxêtylaza có xu hướng làm thay đổi sự tích lũy mỡ như thế nào (tăng hay giảm)? Giải thích.
c) Di truyền ngoại gen (epigenetics) giải thích sự biệt hóa giữa các mô trong cơ thể đa bào do biến đổi hóa học của NST (gồm cả sự biến đổi hóa học histôn nêu trên) mà không liên quan đến sự thay đổi trình tự nuclêôtit trên ADN, Hai nhóm tế bào của cùng một mổ có kiểu hình khác nhau do sự biểu hiện khác nhau của một nhóm gen liên kết trên NST. Hãy đăng cơ chế di truyền ngoại gen để giải thích hiện tượng này.
---
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề thi chọn HSG QG THPT môn Sinh vòng 2 (26-12) năm học 2020-2021 Bộ GD&ĐT. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Phần đáp án chi tiết của đề thi sẽ được Chúng tôi cập nhập trong thời gian sớm nhất!