Trường THPT Nguyễn Huệ Đề chính thức (2 trang) | KÌ THI CHỌN HSG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1.(2 điểm)
Vàng (Au) kết tinh ở dạng lập phương tâm mặt có cạnh của ô mạng cơ sở a = 407 pm (1pm = 10-12 m). Biết Au = 196,97 ; N = 6,022.1023.
a) Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hạt nhân của 2 nguyên tử Au?
b) Tính khối lượng riêng của tinh thể Au?
c) Tính độ đặc khít của tinh thể Au?
Giải:
a, Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 hạt nhân Au:
Mặt ô mạng: AO = 2R = d
\( \Rightarrow 2{d^2} = {a^2} \Rightarrow d = \frac{a}{{\sqrt 2 }}\)
\(d = \frac{{407}}{{\sqrt 2 }} = 287,79\) (pm) = 2,8779.10-8 (cm)
b, Trong 1 ô mạng cơ sở có số nguyên tử Au:
\(8.\frac{1}{8} + 6.\frac{1}{2} = 4\) nguyên tử
\(D = \frac{m}{V} = \frac{{4.196,97}}{{6,{{022.10}^{23}}.{{\left( {4,{{07.10}^{ - 8}}} \right)}^3}}} = 19,4\) (g/cm3)
c, d = 2R = 2,8779.10-8 (cm)
⇒ R = 1,43895.10-8 (cm)
Độ đặc khít của tinh thể
\(Au = \frac{{4.\frac{4}{3}.3,14.{{\left( {1,{{43895.10}^{ - 8}}} \right)}^3}}}{{{{\left( {4,{{07.10}^{ - 8}}} \right)}^3}}}\)
⇒ Au = 74%
Câu 2.(3 điểm)
1. Cho A, B là 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn trong đó B có tổng số lượng tử ( n + l ) lớn hơn tổng số lượng tử ( n + l ) của A là 1. Tổng số đại số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của cation là 3,5.
a. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B.
b. Viết cấu hình electron và xác định tên của A, B.
2. Trong bảng dưới đây có ghi các năng lượng ion hóa liên tiếp In (n = 1, 2, …, 6) theo kJ.mol-1 của hai nguyên tố X và Y.
| I1 | I2 | I3 | I4 | I5 | I6 |
X | 590 | 1146 | 4941 | 6485 | 8142 | 10519 |
Y | 1086 | 2352 | 4619 | 6221 | 37820 | 47260 |
A và B là những oxit tương ứng của X và Y khi X, Y ở vào trạng thái oxi hóa cao nhất
Viết (có giải thích) công thức của hợp chất tạo thành khi cho A tác dụng với B.
Giải:
1, a. Vì 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ nên 2 nguyên tố có cùng số lớp electron (cùng n ). Mà tổng ( n + l ) của B lớn hơn tổng ( n + l ) của A là 1 nên: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của A, B là:A: ns2; B: np1
Mặt khác A có 2e ở lớp ngoài cùng cation A có dạng A2+. Vậy tổng đại số của 4 số lượng tử của A2+ là: (n – 1 ) + 1 + 1 – 1/2= 3,5
Vậy 4 số lượng tử của A, B là:
A : n = 3 | l = 0 | m = 0 | s = - |
B: n = 3 | l = 1 | m = - 1 | s = + |
b, A: 1s22s22p63s2 ( Mg ).
B: 1s22s22p63s23p1 ( Al ).
2, Nhận thấy: I3 (X) và I5 (Y) tăng nhiều và đột ngột. Suy ra:
X thuộc nhóm II A
Y thuộc nhóm IV A.
Vậy: Công thức oxit cao nhất của: A là XO, B là YO2.
XO là oxit bazo, YO2 là oxit axit
Phản ứng: XO + YO2 → XYO3
Câu 3.(3 điểm)
1. Cho các phân tử: Cl2O ; O3 ; SO2 ; NO2 ; CO2 và các trị số góc liên kết: 1200 ; 1110 ; 1320 ; 117o ; 1800. Hãy ghi giá trị góc liên kết trên cho phù hợp với các phân tử tương ứng và giải thích (ngắn gọn)
2. Hãy cho biết dạng hình học của các phân tử sau đây: CO2, HNO3, SO2, H2SO4 , NH3, H2O.
3. Hãy cho biết cấu trúc hình học của các phân tử: PF3 , PCl3, PH3 và hãy so sánh các góc liên kết giữa nguyên tử P với các nguyên tử khác trong phân tử.
Giải:
1, Giá trị góc liên kết tương ứng là:
Cl2O | O3 | SO2 | NO2 | CO2 |
111 | 117 | 120 | 132 | 1800 |
Cl2O: (1100) ; O3 : (116,50); SO2 : (1200); NO2 : (1320) ; CO2 : ( 1800)
Giải thích:
- Các phân tử: O3 : (116,50); SO2 : (1200); NO2: (1320) ; có lai hóa sp2 nên góc liên liết 1200 . Góc liên kết phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Độ âm điện của nguyên tố trung tâm: độ âm điện càng mạnh => kéo cặp e dùng chung về trung tâm => tăng lực đẩy => tăng góc liên kết.
+ Mật độ e, độ lớn của obitan lai hoá cha tham gia liên kết làm tăng lực đẩy khép góc => làm giảm góc liên kết.
- O3 có góc liên kết nhỏ nhất vì obitan lai hoá còn cặp e cha liên kết tạo lực đậy khép góc.
- NO2 có góc liên kết lớn nhất vì N có độ âm điện lớn hơn S, obitan lai hoá cha tham gia liên kết có 1e nên lực đẩy khép góc kém.
- Phân tử CO2 : lai hoá sp nên góc liên kết 1800
- Phân tử Cl2O: lai hoá sp3 : góc liên kêt 109,50
2, Dạng hình học :
CO2 | NO3- | SO2 | SO42- | NH3 | H2O |
Đường thẳng | Tam giác phẳng | góc | Tứ diện đều | Chóp tam giác | góc |
3, Cấu trúc hình học của PF3 , PCl3, PH3 là chóp tam giác
Góc liên kết: HPH > ClPCl > FPF ( vì độ âm điện F > Cl > H)
Câu 4.(2 điểm)
1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a. Cr2O3 + NaBrO3 + NaOH → Na2CrO4 + Br2 + H2O
b. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 +......
c. FeS2 + HCl → FeCl2 + ....+.....
d. KMnO4 + HClđặc,nóng →....... + ......+......+.....
Giải:
a, Cr2O3 + NaBrO3 + NaOH → Na2CrO4 + Br2 + H2O
Cr23+ → 2Cr6+ +6e 2Br+5 + 10e → Br2 | x 5 x 3 |
5Cr2O3 + 6NaBrO3 + 14 NaOH → 10 Na2CrO4 + 3Br2 + 7 H2O
b, Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
Cl0 → Cl5+ + 5e Cl0 + 1e → Cl1- | x 1 x 5 |
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3+ 3H2O
c, FeS2 + 2 HCl → FeCl2 + S + H2S
d, 2KMnO4 + 16HClđặc,nóng → 2KCl + 2MnCl2 + 5 Cl2 + 8 H2O
Câu 5 (3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
Giải:
2MS + 3O2 → 2MO + 2SO2 (1)
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O (2)
Giả sử có 1mol H2SO4 phản ứng. Ta có
mdd = M + 16 + 400 = 416 + M (g)
mct = M + 96 (g)
→ \(\frac{{416 + M}}{{M + 96}} = 0,3333\) → M =64 (Cu)
Xác định CT muối
Ta có : mdd bão hoà = m CuO + – m muối tách ra = 0,125 . 50 + 0,125 . 400 – 15,625 = 44,375g.
m CuSO4 còn lại trong dung dịch bão hòa = (44,375 . 22,54)/100% = 10g
n CuSO4 còn laị trong dung dịch = 10 /160 = 0,0625 mol
n CuSO4 ban đầu = n CuS = 12/96 = 0,125 mol
n CuSO4 đã tách ra = 0,125 – 0,0625 = 0,0625 mol
Nếu công thức muối ngậm nước là CuSO4.nH2O
ta có (160+18n) . 0,0625 = 15,625 n = 5 CT muối: CuSO4.5H2O
Câu 6: (2 điểm)
Nung m gam Fe trong không khí một thời gian thu được 15,20 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe2O3, FeO, Fe3O4 và Fe dư. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trên bằng V ml dung dịch HNO3 0,5M (dung dư 20% so với lượng cần thiết), thu được 560 ml(đktc) khí NO và N2O có tỉ khối hơi so với He là 8,2 (không có sản phẩm khử khác).
a. Tính m?
b. Tính V?
Giải:
a, Sơ đồ phản ứng:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{Fe\;\left( {x\;mol} \right)}\\
{O\;\left( {y\;mol} \right)}
\end{array}} \right. \to X\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{FeO}\\
{F{e_2}{O_3}}\\
{F{e_3}{O_4}}\\
{Fe}
\end{array}} \right. \to \left\{ {Fe{{(N{O_3})}_3}} \right.\; + \;\;\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{NO\;\;\left( {a\;mol} \right)}\\
{{N_2}O\;\;\left( {b\;mol} \right)}
\end{array}} \right.\)
Gt: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{a + b = 0,025}\\
{30a + 44b = 0,025.8,2.4}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{a = 0,02}\\
{b = 0,005}
\end{array}} \right.\)
Mặt khác \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{56x + 16y = 15,2\;\;\left( {BTKL} \right)}\\
{3x - 2y = 0,02.3 + 0,005.8}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0,2}\\
{y = 0,25}
\end{array}} \right.\)
Vậy: m=0,2*56=11,2 gam
b, Bảo toàn nguyên tố N:
nHNO3 = 3nFe + nNO + 2nN2O = 0,63 mol
→ nHNO3 đã dùng = 0,63.120% = 0,756 mol → VHNO3 = 1,512 lít
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Nguyễn Huệ (có đáp án chi tiết), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!