Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn - Quảng Nam

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN                                                            ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

                                                                                                             NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                MÔN: NGỮ VĂN 10

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung của bài ca dao trên.(1.0 điểm)

Câu 4. Thông điệp của bài ca dao trên là gì? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm): 

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
.

                      (Trích Trao duyên, SGK Ngữ văn 10 tập 2, tr104)

............HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Biểu cảm.

Câu 3:

Nội dung của bài ca dao: Lời than của người phụ nữ trong xã hội xưa về thân phận bị lệ thuộc, không tự quyết định được cuộc đời, số phận  của mình.

Câu 4:

Thông điệp của bài ca dao: Yêu cầu HS trả lời 1 đến 2 thông điệp, miễn là thuyết phục.

Là tiếng nói thương cảm với thân phận bé nhỏ, bất hạnh của người phụ nữ trong XH cũ…

Mong muốn được trân trọng, đối xử công bằng…

II. LÀM VĂN (7 điểm): 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề.

Nêu cảm nhận về đoạn trích.

c. Triển khai các luận điểm của bài văn nghị luận: sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chúng minh, bình luận…

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

 Triển khai vấn đề:

Cách mở đầu với những lời lẽ đặc biệt, khác thường: Trao duyên là chuyện hệ trọng, khó nói nên ngôn ngữ của Kiều rất trịnh trọng, tha thiết, có cả sự hàm ơn (Cậy, chịu, lạy,  thưa)

 Kiều nêu lí do trao duyên và thuyết phục em:

  • Biến cố cuộc đời khiến Kiều vì chữ hiếu mà hi sinh mối tình đầu, một tình yêu thắm thiết nhưng mong manh, ngắn ngủi (Kiều rất tế nhị khi kể vắn tắt mối tình của mình với chàng Kim  Kể từ khi gặp... khi đêm chén thề)
  • Kiều nêu ra những lí do để thuyết phục em (ngày xuân...  còn dài, xót tình máu mủ, ... hãy còn thơm lây). Cách nói của Kiều thông minh, khéo léo, chân thành; vừa tác động vào nhận thức của Thúy Vân vừa chạm vào miền huyết thống thiêng liêng khiến Vân xúc động mà nhận lời.

Về nghệ thuật: Việc kết hợp ngôn ngữ trang trọng, tinh tế (Cậy, thưa...) với những thành ngữ có sức lay đông lớn (xót tình máu mủ, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối...) càng tăng tính biểu cảm và sức thuyết phục...

              -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn - Quảng Nam. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?