Đề KSCL HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Chu Mạnh Trinh

TRƯỜNG THCS CHU MẠNH TRINH                                                                ĐỀ THI KSCL LẦN 2

                                                                                                                         NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                                MÔN: NGỮ VĂN 6

I. ĐỌC HIỂU ( 5 điểm)

Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng rít rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.”

(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. Đoạn thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả ?

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ gợi em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Cho biết tác giả, thể loại và bối cảnh lịch sử của văn bản đó.

Câu 3: Phát hiện và chỉ ra tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Tả cảnh một buổi sáng mùa xuân trên quê hương em.

........HẾT.........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I. ĐỌC HIỂU ( 5 điểm)

Câu 1:

  • Biểu cảm
  • Thể hiện tình yêu , sự trân trọng và tự hào về vẻ đẹp và sự giàu có của tiếng Việt.

Câu 2:

  • Văn bản : Buổi học cuối cùng.
  • Tác giả: An – phông – xơ Đô – đê.
  • Thể loại: truyện ngắn.
  • Bối cảnh lịch sử: Sau cuộc chiến Pháp – Phổ ( 1870 – 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren bị nhập vào nước Phổ nên các trường học ở hai vùng này buộc phải học bằng tiếng Đức.

Câu 3:

  • Biện pháp tư từ: So sánh: tiếng Việt được so sánh với đất cày,lụa, tre ngà, tơ ( hình ảnh gần gũi, thân thuộc, mang đậm bản sắc dân tộc)
  • Tác dụng:

Hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng những hình ảnh cụ thể (đất cày,lụa, tre ngà, tơ). Cho thấy đặc trưng và vẻ đẹp của Tiếng Việt – tiếng nói dân tộc.

  • Mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn ( đất cày)
  • Dịu dàng , mát mẻ ( Lụa)
  • Óng ả, thanh tao ( tre ngà)
  • Mềm mại, uyển chuyển ( tơ)

=> Tiếng Việt chuyên chở cuộc sống, tâm hồn của dân Việt Nam qua bao đời cần mẫn, cất lên từ cuộc sống nhọc nhằn lam lũ, từ những tâm tình sâu lắng của người Việt. Tiếng Việt đẹp, đẹp cả về hình ảnh và âm thanh => Sự tài hoa , tinh tế của tác giả.

II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

  1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn MT có đủ mở bài, thân bài, kết luận.
  • Mở bài: Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.
  • Thân bài: Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:
  • Kết bài : Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương..

b. Đảm bảo các ý cơ bản làm toát lên đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:

  • Thiên nhiên:
    • Bầu trời: cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá
    • Mặt đất: tràn đầy nhựa sống,...

            -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Chu Mạnh Trinh. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài thi của mình.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

        ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?