SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG- LÂM HÀ
Họ và tên:……………….
Lớp:……
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
NĂM HỌC 2014-2015
Thời gian: 90 phút
MÃ ĐỀ 303
I. PHẦN 1: Đọc –Hiểu Văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi
“Trần Văn Sửu ngồi khoanh tay ngó dòng nước chảy một hồi rồi nói trong trí răng :”Bây giờ mình còn sống nữa làm gì !Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống ,ấy là vì mình thương con,mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình ,mình sợ nó bơ vơ đói rách ,mà tội nghiệp thân nó .Bây giờ mình biết rõ nó thương mình ,nó còn kính trọng mình ,mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa ,vậy thì nên chết rồi ,chết mới quên hết việc cũ được ,chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”
1) Đoạn văn trên viết về vấn đề gì ?
2) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn văn ? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?
3) Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm của người cha giành cho con .
II. PHẦN 2: Nghị luận văn học (7 điểm)
Đề: Cảm nhận của em về quá trình tha hóa của Chí Phèo?
.....................................................HẾT..................................................
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. PHẦN 1: Đọc –Hiểu Văn bản (3 điểm)
1) Đoạn văn trên viết về diễn biến tâm trạng của nhân vật Trần Văn Sửu: Bấy lâu nay lăn lóc chịu cực khổ vì thương con, bây giờ biết con sắp có hạnh phúc Trần Văn Sửu muốn chết đi để hết buồn rầu cực khổ và không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con .
2) Nghệ thuật: độc thoại nội tâm, sử dụng từ địa phương: hết thảy, đặng
Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng băn khoăn suy nghĩ của Trần Văn Sửu muốn chết để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con.
3) Viết đoạn văn: Học sinh viết theo suy nghĩ của mình sau đây là một vài gợi ý
- Cha mẹ là người có công sinh thành dưỡng dục, thương yêu quan tâm chăm sóc, dạy bảo từ khi ta chào đời .
- Sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì hạnh phúc của các con
- Mỗi chúng ta cần có thái độ tôn trọng, kính yêu và chăm sóc khi cha đã về già
- Bác bỏ: Những người có thái độ vô tâm, ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của cha mẹ
II. PHẦN 2: Nghị luận văn học (7 điểm)
Đề: Cảm nhận của em về quá trình tha hóa của Chí Phèo?
a. Chí Phèo trước khi đi tù. Số phận bất hạnh của Chí Phèo
- Hoàn cảnh xuất thân: Cuộc đời của Chí Phèo là một con số không tròn trĩnh (không cha, không mẹ, ko tấc đất cắm dùi, ko nhà không cửa).
- Ngay từ lúc được sinh ra, Chí Phèo đã bị bỏ rơi (đời con hoang), đi ở hết nhà này đến nhà khác. Nghèo khổ cày thuê cuốc mướn để nuôi thân, lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến. – một địa chủ khét tiếng gian ác. Từng mơ ước: một ngôi nhà nho nhỏ....
- Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà Bá Kiến, bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân xoa bụng. Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì - biết phân biệt tình yêu chân chính và ý thức được nhân phẩm, phân biệt được tình yêu và nhục dục thấp hèn, thói dâm dục xấu xa, vì lòng ghen bạo chúa của Bá Kiến nên hắn phải đi ở tù cái lí thuộc về kẻ mạnh.
→ 20 năm đầu của cuộc đời Chí Phèo là một anh canh điền hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng nhưng vì ghen tuông Bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành và chất phác ấy vào nhà tù.
b. Chí Phèo khi đi tù về:
- Đi biệt 7,8 năm Chí Phèo lù lù lần về trông khác hẳn:
- Nhân hình: Mọi người không ai nhân ra hắn “mới đầu chẳng ai biêt hắn là ai” “đầu cạo trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm “.
- Nhà văn đặc tả khuôn mặt Chí Phèo bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, bằng những lời nhận xét trông gớm chết làm nổi bật sự thay đổi của Chí Phèo sau khi ở tù về.
→ Sự thay đổi về nhân tính, Chí Phèo là một tên côn đồ ai trông cũng thấy sợ. Nhà văn đã cho mọi người thấy tội ác của nhà tù thực dân. Chí suốt ngày say và đập phá cướp giật. Chí từ một người hiền lành đã trở thành một thằng sau rượu.
- Hắn không trả thù được Bá Kiến mà còn trở thành công cụ gây tội ác trong tay kẻ thù trước dân lành “ đập …lương thiện”.
- Chí Phèo từ một chàng thanh niên đôi mươi lành như đất, coi trọng nhân phẩm bây giờ đã trở thành quỷ dữ, nỗi kinh hoàng của dân làng Vũ Đại. Tội lỗi đó chính là do bọn TD&PK gây ra.
- Chí Phèo chửi Bá Kiến bởi Chí biết Bá Kiến là kẻ đã làm y thay đổi, Chí chửi để đòi lại nhân hình, nhân tính của mình đã bị nhà tù cướp mất mà Bá Kiến là kẻ đã đem y bỏ tù. Vậy sau khi ở tù về đã tha hoá trở thành kẻ côn đồ, nhưng Chí Phèo vẫn biết trả thù và vẫn trả thù đúng hướng Chí còn nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến.
- Trận chửi và đánh nhau giữa Chí Phèo với lý Cường đã nói lên một điều khi bị áp bức người nông dân cũng biết chống trả mặc dù họ chỉ chống trả một cách tự phát.
- Đối mặt với Bá Kiến, trở thành con quỷ: Chí Phèo khi Bá kiến xuất hiện thì “nằm dài, không nhúc nhích, rên khẽ như gần chết, nghe những lờ ngọt nhạt của Bá Kiến long Chí Phèo “ thấy nguôi nguôi và thế là cái thói hám danh, hám lợi, cái nhẹ dạ của người bị áp bức lại gặp phải cái xảo quyệt của kẻ thù Chí Phèo đã rơi vào tay bá Kiến lần nữa, lần này thì Chí Phèo mất tất cả nhân hình, nhân tính trở thành tay sai cho Bá Kiến đàn áp dân lành, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại ai cũng phải khiếp sợ.
→ Nam cao đã chỉ ra tận nguồn gốc sự tha hoá của Chí qua đó tố cáo bọn cường hào ác bá đã vùi dập con người cướp cả nhân hình nhân tính của người nông dân. Đòng thời nhà văn cũng bênh vực cho Chí, Chí chỉ là nạn nhân của cái xã hội độc ác này.
→ Chí phèo bị vùi dập cả thể xác lẫn linh hồn, nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc giết chết phần người trông con người chí. Hiện tượng bi thảm ấy khá phổ biến và có tính qui luật trong xã hội đương thời.Nhà văn đã nêu ra một vấn đề mới trong số phận tăm tối của người nông dân: bị tàn phá về tâm hồn, bị huỷ diệt cả nhân tính.
c. Con đường hoàn lương của Chí Phèo:
- Tiếng chửi: thèm giao tiếp mà không thể được giao tiếp Chí phải chửi. Tiếng chửi vô cùng sâu sắc:
- Chửi trời: Chí nhận thấy cái bi kịch của số phận và xem bi kịch này là do trời, do định mệnh làm nên.
- Chửi đời: nhận thức rõ ràng hơn một chút: bi kịch của đời mình là do đời, do cái xã hội này làm nên.
- Chửi làng Vũ Đại: nơi nó sinh ra nơi nó bị vứt bỏ nơi nó từ con người thành ra con quỷ, nơi có kẻ thù của nó mà nó không thể chống lại.
- Chửi cái đứa không chửi nhau với hắn: Chí biết Chí đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và thèm được chấp nhận những không ai công nhận sự có mặt của Chí.
- Chửi cái đứa đẻ ra thân hắn: Cái đứa đẻ ra Chí, và Chí Phèo, hắn đang đi tìm vì đâu, ví ai mà hắn lại khổ thế này.
→ Ý nghĩa của tiếng chửi: Tiếng chửi mở đầu truyện gây một sự bất ngờ đối với độc giả. Thoạt nghe tiếng chửi đó thật vu vơ mơ hồ nhưng thực ra nó rất tỉnh táo. Chí Phèo mượn rượu để chửi đời, chửi xã hội đểu cáng đã sinh ra Chí phèo và cướp mất phần người trong anh. Trong đó tác giả sử dụng ngôn ngữ của lời nói nửa trực tiếp, nó như mở mang, gợi tưởng tượng cho người đọc. Tiếng chửi tưởng như vô thức nhưng thật ra rất có ý nghĩa: chí dùng tiếng chửi đẻ thông báo là y có mặt, để muốn mọi người công nhận y. Chí chửi là Chí đang tìm kẻ nào gây nên cái bi kịch cuộc đời này của Chí. Tiếng Chửi là một phản kháng lại con quỷ để tìm về con người của Chí. Vậy tiếng chửi của Chí cũng là hành trình tìm về nhân cách đã mất của nó.
- Chí gặp Thị Nở, bị ốm, tỉnh rượu chí bắt đầu hoàn lương.
{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 11 của trường THPT Thăng Long - Lâm Hà, Chúng tôi mong rằng với đề thi trên các em đã gặt hái được nhiều kiến thức hay và cần thiết để chuẩn bị cho đợt thi học kì 1 sắp tới tốt hơn. Chúc các em có thêm một kì thi thành công với nhiều điểm cao.
-- MOD NGỮ VĂN Chúng tôi (tổng hợp)