TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 10
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu phía dưới.
Chiếc vòng tròn
Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang toả sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ… Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.
(Theo: Quà tặng cuộc sống)
Câu 1(0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2(1,0 điểm). Câu văn “Đến nỗi không kịp nhận ra những bông hoa đang mỉm cười với nó” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng ?
Câu 3(0,5 điểm). Chiếc vòng là biểu tượng cho điều gì?
Câu 4(1,0 điểm). Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Từ câu chuyện trên, anh / chị hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) về chủ đề “Chấp nhận sự khiếm khuyết của mình hòa nhập với cuộc sống”.
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
( trích: Chí khí anh hùng - Truyện Kiều của Nguyễn Du)
và từ đó liên hệ đến thực tiễn lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
..............HẾT............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm).
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Tự sự
Câu 2:
Câu văn: “Đến nỗi không kịp nhận ra những bông hoa đang mỉm cười với nó” Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, tác dụng làm cho câu văn thêm sinh động, có hồn hấp dẫn
Câu 3:
Chiếc vòng là biểu tượng cho sự khiếm khuyết, không hoàn hảo
Câu 4:
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là:
- Đôi khi chúng ta cũng phải biết sống chậm lại để hòa nhập với mọi người, để thấy cuộc sống tươi đẹp và mến thương.
- Hoặc có thể thấy rằng không hoàn hảo cũng có ưu điểm của nó vậy hãy chấp nhận khiếm khuyết để hòa nhập cuộc sống.
Phần II: Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng-phân-hợp, …
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Chấp nhận khiếm khuyết để hòa nhập cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đưa ra được ý kiến riêng và lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
Sau đây là một số gợi ý :
Trình bày được khái niệm khiếm khuyết : là những thiếu sót, khuyết điểm trong nhận thức, suy nghĩ và hành động.
Lí giải được vì sao khi biết chấp nhận khiếm khuyết của mình thì việc hòa nhập với cộng đồng sẽ dễ dàng hơn :
- Con người không ai là hoàn hảo. Sự nhận ra khiếm khuyết của bản thân chính là động lực giúp mỗi người hoàn thiện hơn.
- Mỗi người cần phải làm chủ bản thân, dám đối mặt và khắc phục khiếm khuyết để hòa nhập với cộng đồng và thành công trong cuộc sống.
Phê phán những ai không dám nhận hạn chế, khuyết điểm
Bài học:
d. Chính tả ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc đúng đắn về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ hợp lí….
Câu 2:
Hình thức: Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận; bố cục bài viết mạch lạc, đảm bảo liên kết giữa các phần; diễn đạt rõ ràng, chính xác, đầy đủ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, phong cách….
Nội dung của bài viết.
Mở bài : Giới thiệu tác giả Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc và Truyện Kiều là kiệt tác của ông.
Nội dung cơ bản của đoạn thơ là vẻ đẹp lý tưởng của người anh hùng Từ Hải có chí khí lớn lao ra đi vì nghĩa lớn
Thân bài :
Cảm nhận đoạn thơ
Hai câu đầu: Từ Hải và nàng Kiều tài sắc đang sống êm đềm hạnh phúc bên nhau nhưng vì chàng muốn lập nên nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều để ra đi
- Nửa năm: thời gian Từ Hải sống cùng Thúy Kiều
- Hương lửa đương nồng: tình yêu say đắm nồng nàn...
- Trượng phu: người đàn ông có chí lớn …
- Thoắt: nhanh chóng dứt khoát…
- Bốn phương: chí lớn hoài bão lớn…
=> bối cảnh ra đi khi tình yêu đang nồng thắm ….Từ Hải đã đề cao sự nghiệp đây là lẽ thường tình của bậc anh hùng..
Hai câu sau: Tư thế ra đi lập nghiệp lớn của Từ Hải
- Tư thế: Thanh gươm yên ngựa- một mình một ngựa – tư thế của người anh hùng chiến trận hiên ngang dung cảm
- Thẳng rong: đi liền một mạch - thái độ dứt khoát không vướng bận…
- Trời bể mênh mang: cảm hứng vũ trụ thể hiện tư thế con người kì vĩ lớn lao sánh ngang trời đất…
=>Tư thế cao đẹp của người anh hùng quyết ra đi vì nghĩa lớn… Sự đề cao ca ngợi của Nguyễn Du dành cho Từ Hải
Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật bằng những hình ảnh ước lệ, hành động thực tế thể hiện sự tự tin, khí thế của nhân vật. Bút pháp lý tưởng hóa mang cảm hứng ngợi ca.
=>Thông qua nhân vật Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lý tưởng của Nguyễn Du: chân dung kì vĩ, chí khí mạnh mẽ, bản lĩnh và tài năng phi thường, thực hiện giăc mơ công lí.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Trung Giã. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ
- Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---