PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LAI VUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN 6
(MÃ ĐỀ: 237)
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?
A. Tô Hoài
B. Đoàn Giỏi
C. Tố Hữu
D. Minh Huệ
Câu 2: Khổ thơ sau đây được trích từ văn bản nào?
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè”
A. Đêm nay Bác không ngủ
B. Lượm
C. Bức tranh của em gái tôi
D. Mưa
Câu 3: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ gì?
A. Thể thơ năm chữ
B. Thể thơ bốn chữ
C. Thể thơ lục bát
D. Thể thơ tự do
Câu 4: Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, tâm trạng của người anh như thế nào khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái?
A. Bất ngờ, ngạc nhiên, hãnh diện
B. Hãnh diện, thỏa mãn.
C. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
D. Ngạc nhiên, xấu hổ
Câu 5: Nhân vật người em gái trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” tên là
A. Kiều Lê
B. KiềuTiên
C. Tiến Lê
D. Kiều Phương
Câu 6: Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?
A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, phải trung thực, tự tin, nếu không sẽ mang vạ vào mình.
B. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sẽ mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, ngông cuồng, dại dột, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 7: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn
B. Dế Mèn phiêu lưu kí
C. Quê nội
D. Đất rừng phương Nam
Câu 8: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thể hiện tình cảm gì của người chiến sĩ đối với Bác?
A. Sầu nhớ, nhiệt tình.
B. Kính yêu, sầu nhớ.
C. Kính yêu, cảm phục.
D. Kính yêu, nhớ nhung.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: Xác định kiểu so sánh trong câu ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
A. So sánh hơn tuyệt đối
B. So sánh ngang bằng
C. So sánh không ngang bằng
D. So sánh hơn
Câu 10: Câu ca dao sau đây sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương !”
A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ vật
D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ vật
Câu 11: Đọc hai câu thơ sau:
“Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh” (Đồng Xuân Lan)
Từ so sánh được dùng trong hai câu thơ trên là từ nào?
A. Với
B. Nhà
C. Trẻ
D. Như
Câu 12: Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép tu từ ẩn dụ?
A. Kiến hành quân đầy đường.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ngọn mồng tơi nhảy múa.
D. Thầy thuốc như mẹ hiền.
Câu 13: Câu nào sau đây không sử dụng phép tu từ nhân hoá?
A. Kiến hành quân đầy đường.
B. Cỏ gà rung tai.
C. Bố em đi cày về.
D. Cây dừa sải tay bơi.
Câu 14: Từ “mồ hôi” trong câu ca dao dưới đây sử dụng phép tu từ nào?
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”.
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 15: Cụm từ : “Người Cha” trong câu thơ dưới đây sử dụng phép tu từ nào?
“Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” (Minh Huệ)
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 16: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu dưới đây?
“Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”. ( Vũ Tú Nam)
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Tập làm văn: Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…)
........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: D
Câu 7: B
Câu 8: C
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: B
Câu 10: B
Câu 11: D
Câu 12: B
Câu 13: C
Câu 14: A
Câu 15: B
Câu 16: A
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Gợi ý làm bài
1.1.Yêu cầu chung
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài văn tả người.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1.2. Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo được cấu trúc bài văn bài tả người.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài giới thiệu người định tả.
- Thân bài tả các chi tiết tiêu biểu về ngoại hình, tính tình, tình cảm, cách cư xử của người ấy đối với gia đình, làng xóm được thể hiện trong lời nói, cử chỉ, hành động.
- Kết bài nêu cảm nghĩ của bản thân về người định tả.
b. Xác định đúng đối tượng cần miêu tả
Tả về người thân yêu và gần gũi nhất với em.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Mã đề 237). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tập tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Cự Khối
- Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Tây Sơn
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---