Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 6 năm học 2019-2020 có đáp án trường THCS Hà Huy Tập

TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN KIỂM TRA: VẬT LÝ 6

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Đề thi gồm 02 trang

Họ tên học sinh: .......................................................

 

Lớp: ..............

 

Điểm

 

 

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?

A. Thước                B. Lực kế                

C. Cân                      D. Bình chia độ

Câu 2: Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:

A. kg                  B. N/m3                 

C. m3                       D. m.

Câu 3: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

C. Trọng lượng của một quả nặng

D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.

Câu 4: Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

 A. Quả bóng bị biến dạng

 B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi

 C. Không có sự biến đổi nào xảy ra

 D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

Câu 5: Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

  1. Thước 25cm có ĐCNN tới mm         B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
  1. Thước 20cm có ĐCNN tới mm         D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.

Câu 6: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu trong phòng thí nghiệm:

            Bình: Mình chỉ cần một cái cân là đủ.

            Lan: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng.

            Chi: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ.

A. Chỉ có Bình đúng                             B. Chỉ có Lan đúng

C. Chỉ có Chi đúng                               D. Cả 3 bạn cùng sai.

Câu 7: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực ?

A. Thước             B. Lực kế                

C. Cân                      D. Bình chia độ

Câu 8: Điều kiện để hai lực cân bằng là ..

  A. cùng phương , cùng chiều        B. cùng chiều, cùng điểm đặt

  C. cùng phương                             D.cùng đặt vào 1 vật, cùng phương ,ngược chiều

Câu 9. Hãy lựa chọn phương án trả lời  đúng .

Cách đặt bình chia độ như thế nào để phép đo thể tích cho kết quả chính xác?

            A. Đặt hơi nghiênh về một bên                               B. Đặt thẳng đứng.

            C. Đặt hơi nghiêng về phía trước.                  D. Đặt hơi nghiêng về phái sau

Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có câu trả lời đúng nhất:

Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1)…………………….vật B hoặc làm (2)…………………………vật B . Hai kết quả này có thể cùng xảy ra

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 11 (1,5 điểm). Hãy kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng ?.Mỗi loại hãy lấy 1 ví dụ.

Câu 12 ( 2 điểm). Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.

 a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?

b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?

Câu  13 (1,5 điểm). a.Hãy viết công thức thể hiện mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng, ghi rõ tên các đại lượng có trong công thức.

b. Hãy tính 200g ứng với bao nhiêu Niutơn?

Câu 14 (2 điểm)  a.Một tảng đá có thể tích 1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2650kg/m3. Tìm khối lượng của tảng đá.

b. Hãy lấy 1 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng?

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THİ

 

I. TRẮC NGHIỆM. (3đ) 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

C

B

D

A

C

B

D

B

Câu 10 (1 điểm) : Điền các từ sau: (1): biến đổi chuyển động, (2) biến dạng

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu

Đáp án

Điểm

Ghi chú

11

 Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

HS tự lấy ví dụ 

0,5đ

 

12

 a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho để đo được thể tích của hòn đá cần thêm bình tràn và nước.    

b. Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá, ví dụ:

+ Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá.

+ Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá.

+ Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá.

0,5đ

 

 

 

1,5đ

 

13

 a.Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

P= 10.m

Trong đó: P là trọng lượng

                m: là khối lượng

b. 200g ứng với giá trị 2N

 

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

 

14

 a. Khối lượng của tảng đá là:

   m = D . V = 2650 . 1,2 = 3180 (kg)  

       Đáp số: m = 3180 kg;

b. HS tự lấy VD.

1,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 6 năm học 2019-2020 có đáp án trường THCS Hà Huy Tập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi  sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?