TRƯỜNG THPT YÊN LẠC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 1: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là
A. 9. B. 20. C. 12. D. 26.
Đáp án: B
Lời giải
Tổng số hạt trong phân tử MX2 là: \({p_M} + {e_M} + {n_M} + 2.({p_X} + {e_x} + {n_X}) = 164\)
\( \Rightarrow 2{p_M} + 4{p_X} + {n_M} + 2{n_X} = 164\,\,\,\,\,(1)\)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52:
\(\begin{array}{l}
{p_M} + {e_M} - {n_M} + 2.({p_X} + {e_x} - {n_X}) = 52\\
\Rightarrow 2{p_M} + 4{p_X} - {n_M} - 2{n_X} = 52\,\,(2)
\end{array}\)
Từ (1) và (2) → \(\left\{ \begin{array}{l}
2{p_M} + 4{p_X} = 108\,\,\,\,(3)\\
{n_M} + 2{n_X} = 56\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4)
\end{array} \right.\,\,\)
Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5
\( \Rightarrow {p_M} + {n_M} - ({p_X} + {n_X}) = 5\,\,\,\,\,(5)\)
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M lớn hơn trong X là 8 hạt
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow {p_M} + {e_M} + {n_M} - ({p_X} + {e_x} + {n_X}) = 8\\
\Rightarrow 2{p_M} + {n_M} - (2{p_X} + {n_X}) = 8\,\,\,\,(6)
\end{array}\)
Từ (5) và (6)
Từ (3) và (7) → \({p_M} = 20;\,\,{p_X} = 17\) → số hiệu nguyên tử của M là 20
Câu 2: Cho 36,64 gam hỗn hợp muối KX và KY (X, Y là halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch dư thì thu được 57,34 gam hỗn hợp kết tủa. Công thức của các muối là
A. KCl và KBr. B. KF và KCl. C. KCl và KI. D. KBr và KI.
Đáp án: D
Lời giải
Gọi công thức phân tử trung bình của hỗn hợp muối là
\(\begin{array}{l}
K\bar M + AgN{O_3} \to Ag\bar M \downarrow + KN{O_3}\\
\frac{{36,64}}{{39 + \bar M}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{{57,34}}{{108 + \bar M}}\\
\Rightarrow \frac{{36,64}}{{39 + \bar M}} = \frac{{57,34}}{{108 + \bar M}}\\
\Rightarrow \bar M = 83,133
\end{array}\)
→ X và Y là Br và I → 2 muối cần tìm là KBr và KI
Câu 3: Cho phản ứng: \(aCu + bHN{O_3} \to cCu{(N{O_3})_2} + dNO + e{H_2}O.\) Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) là
A. 12. B. 9. C. 11. D. 7.
Đáp án: C
Lời giải
\(\begin{array}{l}
3{\rm{x}}|Cu \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} + 2{\rm{e}}\\
2{\rm{x}}|\mathop N\limits^{ + 5} + 3{\rm{e}} \to \mathop N\limits^{ + 2} \\
3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{(N{O_3})_2} + 2NO + 4{H_2}O.
\end{array}\)
→ a + b = 11
Câu 4: Trong phản ứng: $\(S{O_2} + B{{\rm{r}}_2} + {H_2}O \to 2HB{\rm{r}} + {H_2}S{O_4}.\) Vai trò của SO2 là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. oxit axit.
Đáp án: B
Lời giải
Vai trò của SO2 là chất khử.
Câu 5: Khi cho khí clo vào dung dịch KOH đặc, dư và đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. KCl, KOH dư. B. KCl, KOH dư, KClO.
C. KCl, KOH dư, D. KCl, KOH dư,
Đáp án: C
Lời giải
Khi cho khí clo vào dung dịch KOH đặc, dư và đun nóng, dung dịch thu được chứa KCl, KOH dư,
PTHH: \(3C{l_2} + 6K{\rm{O}}H \to 5KCl + KCl{O_3} + 3{H_2}O\)
Câu 6: Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng.
B. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo thành là
C. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
D. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S
Đáp án: D
Lời giải
Phát biểu đúng là: Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S Vì HBr, HI và H2S có phản ứng với H2SO4 đặc
Câu 7: Cho phản ứng: \(F{\rm{e}}{S_2} + HN{O_3} \to F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + {H_2}S{O_4} + NO + {H_2}O.\) Sau khi cân bằng phản ứng (hệ số nguyên, tối giản), số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 6. B. 8. C. 5. D. 3.
Đáp án: C
Lời giải
\(F{\rm{e}}{S_2} + 8HN{O_3} \to F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + 2{H_2}S{O_4} + 5NO + 2{H_2}O\)
→ số phân tử đóng vai trò chất oxi hóa là 5
Câu 8: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
A. B. HCl. C. KCl. D.
Đáp án: C
Lời giải
Phân tử có liên kết ion là KCl.
Câu 9: Hòa tan hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào nước thu được dung dịch X và 336 ml khí H2 (đktc). Cho HCl dư vào dung dịch X và cô cạn thu được 2,075 gam muối khan. Hai kim loại kiềm là
A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs.
Đáp án: B
Lời giải
Gọi kim loại trung bình là R
\(\begin{array}{l}
2R + 2{H_2}O \to 2ROH + {H_2}\\
0,03\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\\
ROH + HCl \to RCl + {H_2}O\\
{n_{RCl}} = {n_R} = 0,03\,mol \Rightarrow {M_{RCl}} = \frac{{2,075}}{{0,03}} = 69,167\\
\Rightarrow R = 33,67
\end{array}\)
→ 2 kim loại kiềm là Na và K
Câu 10: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Hợp chất với hiđro của R chứa 75% khối lượng R. R là
A. C. B. S. C. Cl. D. Si.
Đáp án: A
Lời giải
Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2 → hợp chất với hiđro của R là
\(\% {m_R} = \frac{R}{{R + 4}}.100\% = 75\% \Rightarrow R = 12\)
→ nguyên tố R cần tìm là C
Câu 11: X và Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì. Biết tổng số proton của X và Y là 31. Cấu hình electron nguyên tử của Y là
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s23p4
Đáp án: D
Lời giải
Theo đề bài, ta có: \({Z_X}{\rm{ }} + {\rm{ }}{Z_{Y{\rm{ }}}} = {\rm{ }}31{\rm{ }}\left( 1 \right)\)
Vì X và Y liên tiếp nhau trong một chu kì → \({Z_{Y{\rm{ }}}} - {Z_X} = 1{\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow {Z_X} = 15;{\rm{ }}{Z_{Y{\rm{ }}}} = 16\)
Cấu hình e của Y là: \(1{{\rm{s}}^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^4}.\)
Câu 12: Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. \(n{s^2}n{p^5}.\)
B. \(n{s^2}n{p^6}.\)
C. \(n{s^2}n{p^4}.\)
D. \(n{s^2}n{p^3}.\)
Đáp án: A
Lời giải
Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là \(n{s^2}n{p^5}.\)
Câu 13: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. Cs. B. I. C. F. D. Li.
Đáp án: C
Lời giải
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là F.
Câu 14: Điện hóa trị của Ca trong CaO là
A. 2-. B. 2+. C. 2. D. +2.
Đáp án: B
Lời giải
Điện hóa trị của Ca trong CaO là 2+
Câu 15: Cho 20 gam hỗn hợp Cu và Al phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt là
A. 50%; 50%. B. 84%; 16%. C. 44%; 56%. C. 54%; 46%.
Đáp án: D
Lời giải
Cu không phản ứng với dung dịch HCl
\(\begin{array}{l}
2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}\\
0,4mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,6\,mol\\
\Rightarrow {m_{Cu}} = 20 - 0,4.27 = 9,2(gam)\\
\% {m_{Al}} = \frac{{0,4.27}}{{20}}.100\% = 54\% ;\,\,\% {m_{Cu}} = 46\%
\end{array}\)
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2020-2021 có đáp án chi tiết Trường THPT Yên Lạc, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2020-2021 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2020-2021 Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Chúc các em học tập thật tốt!