TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ | KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ THI CHÍNH THỨC | MÔN THI: VẬT LÝ LỚP: 10 |
( đề thi có 4 trang ) | Thời gian làm bài: 45 phút |
Họ tên học sinh: ........................................................................... Lớp:………
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và tần số f là
A. \(\omega \) = 2p/T; f = 2\(\pi \)\(\omega \). B. T = 2p/\(\omega \); f = 2\(\pi \)\(\omega \).
C. T = 2\(\pi \)/\(\omega \); w = 2\(\pi \)f. D. \(\omega \) = 2\(\pi \)/f; \(\omega \) = 2\(\pi \)T.
Câu 2: Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 20 – 2t. B. v = 20 + 2t + t2.
C. v = t2 – 1. D. v = t2 + 4t.
Câu 3: Một viên bi được ném lên theo phương thẳng đứng, sức cản của không khí không đáng kể. Gia tốc của viên bi hướng xuống
A. Chỉ khi viên bi đi xuống.
B. Chỉ khi viên bi ở điểm cao nhất của quỹ đạo.
C. Khi viên bi đi lên, khi ở điểm cao nhất của quỹ đạo và khi đi xuống.
D. Khi viên bi ở điểm cao nhất của quỹ đạo và khi đi xuống.
Câu 4: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc 32 m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau 8 giây thì dừng lại. Quãng đường vật đi được trong thời gian này là
A. 64 m. B. 128 m.
C. 32 m. D. 16 m.
Câu 6: Tốc độ trung bình của máu chảy trong động mạch là 20cm/s. Quãng đường mà một hồng cầu đi được trong vòng tuần hoàn máu trong 1 ngày đêm gần với số nào sau đây nhất ?
A. 1720 m. B. 432 km.
C. 17 km. D. 9,6 km.
Câu 7: Phép đo độ dài quãng đường đi được s cho giá trị trung bình \(\overline s \) = 1,36832m với sai số phép đo là \(\Delta s = 0,00312m\) . Kết quả đo với \(\Delta s\) lấy một chữ số có nghĩa được viết là
A. s = (1,368 0,003)m. B. s = (1,36 0,003)m
C. s = (1,3683 0,0031)m. D. s = (1,36832 0,00312)m
Câu 8: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim là
A. wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/16. B. wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 16/1.
C. wh/wmin = 1/12; vh/vmin = 1/9. D. wh/wmin = 12/1; vh/vmin = 9/1.
Câu 9: Hai bến sông A và B cách nhau 18km theo đường thẳng. Vận tốc của một canô khi nước không chảy là 16,2km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 1,5m/s. Thời gian để canô đi từ A đến B rồi trở lại ngay từ B về A là
A. t = 2,2h. B. t = 2,5h.
C. t = 3,3h. D. t = 2,24h.
Câu 10: Vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = 2{t^2} - 4t + 10{\rm{ }}\left( {m;s} \right)\) . Vật sẽ dừng lại tại vị trí:
A. x = 10m. B. x = 4m. C. x = 6m. D. x = 8m
Câu 11: Một người đứng ở sân ga nhìn ngang đầu toa thứ nhất của một đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh.Sau thời gian t=5s thì toa thứ nhất vượt qua mặt người đó. Giả sử chuyển động của đoàn tàu là nhanh dần đều, các toa tàu có độ dài như nhau, bỏ qua khoảng cách nối các toa. Toa thứ 9 sẽ băng qua người đó trong thời gian bao lâu?
A. 0,56s B. 1,8s
C. 0,68s D. 0,86s
Câu 12: Trong thí nghiệm về chuyển động thẳng của một vật người ta ghi được vị trí của vật sau những khoảng thời gian 0,02s trên băng giấy được thể hiện trên bảng sau:
Vị trí (mm) | A | B | C | D | E | G | H |
0 | 22 | 48 | 78 | 112 | 150 | 192 | |
Thời điểm (s) | 0,02 | 0,04 | 0,06 | 0,08 | 0,10 | 0,12 | 0,14 |
Chuyển động của vật là chuyển động
A. Thẳng đều B. Thẳng nhanh dần đều.
C. Thẳng chậm dần đều. D. Thẳng nhanh dần đều sau đó chậm dần đều.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1.( 1điểm). Theo lịch trình tại bến xe ở Hà Nội thì ô tô chở khách trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy từ Hà Nội lúc 6 giờ sáng, đi qua Hải Dương lúc 7 giờ 15 phút sáng và tới Hải Phòng lúc 8 giờ 50 phút sáng cùng ngày. Hà Nội cách Hải Dương 60 km và cách Hải Phòng 105 km. Xe ô tô chạy liên tục không nghỉ dọc đường, chỉ dừng lại 10 phút tại bến xe Hải Dương để đón, trả khách. Tính khoảng thời gian chuyển động và quãng đường đi được đối với mỗi trường hợp sau:
a) Hành khách lên xe tại Hà Nội đi Hải Phòng.
b) Hành khách lên xe tại Hải Dương đi Hải Phòng.
Câu 2.( 1điểm). Một ô tô chạy đều trên đường thẳng với vận tốc 108km/h vượt qua tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ sau một giây khi ô tô đi ngang qua một cảnh sát, anh này phóng xe đuổi theo với gia tốc không đổi bằng 3 m/s2.
a. Hỏi bao lâu thì anh cảnh sát đuổi kịp ô tô?
b. Quãng đường cảnh sát đi được là bao nhiêu?
Câu 3.( 1điểm). Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu, g = 10m/s2.
a. Tính đoạn đường vật đi được trong giây thứ 7.
b. Trong 7s cuối cùng vật rơi được 385m. Xác định thời gian rơi của vật.
c. Tính thời gian cần thiết để vật rơi 45m cuối cùng.
Câu 4.( 1điểm). Trong hệ quy chiếu gắn với tâm Trái Đất, Trái Đất quay một vòng xung quanh trục Bắc – Nam hết một ngày đêm. Coi Trái Đất là một quả cầu bán kính 6400km.
a. Tính tốc độ dài của một điểm nằm ở xích đạo và của một điểm nằm ở vĩ độ 450 Bắc.
b. Trung tâm phóng tên lửa vũ trụ của châu Âu đặt ở Ku-ru trên đảo Guy-an (thuộc Pháp) nằm gần xích đạo. Hỏi với lí do vật lí nào, người ta lại chọn vị trí đó?
c. Phải phóng tên lửa vũ trụ theo hướng nào để lợi nhất về vận tốc?
Câu 5.( 1điểm). Đồ thị vận tốc – thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 4 của một tòa nhà có dạng như hình vẽ.
a) Mô tả chuyển động và tính gia tốc của thang máy trong từng giai đoạn.
b) Tính chiều cao của sàn tầng 4 so với sàn tầng 1.
Câu 6.( 2điểm). Hai xe ôtô đi theo hai con đường vuông góc, xe A đi về hướng Tây với vận tốc 50km/h, xe B đi về hướng Nam với vận tốc 30km/h. Lúc 8h, A và B còn cách giao điểm của hai đường lần lượt là 4,4km và 4km về phía giao điểm. Tìm thời điểm mà khoảng cách hai xe
a) nhỏ nhất
b) bằng khoảng cách lúc 8h.
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | A | C | B | A | C | A | A | B | D | D | B |
I. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Đáp án |
1 1đ | a. Đối với hành khách lên xe tại Hà Nội thì bến xe Hà Nội được chọn làm mốc đường đi và thời điểm ô tô bắt đầu xuất phát được chọn làm mốc thời gian. Trường hợp này, khoảng thời gian chuyển động là (8 giờ 50 phút - 6 giờ) - 10 phút = 2 giờ 40 phút và quãng đường đi được đúng bằng độ dài của đoạn đường Hà Nội - Hải Phòng, tức là bằng 105 km. b. Đối với hành khách lên xe tại Hải Dương thì bến xe tại Hải Dương được chọn làm mốc đường đi và thời điểm xe ô tô tiếp tục chạy từ Hải Dương được chọn làm mốc thời gian. Trường hợp này, khoảng thời gian chuyển động là: 8 giờ 50 phút - (7 giờ 15 phút + 10 phút) = 1 giờ 25 phút và quãng đường đi được là: 105 km - 60 km = 45 km |
2 1đ | Chọn trục tọa độ trùng với đường đi, gốc tọa độ trùng với vị trí của anhcảnh sát giao thông, gốc thời gian là lúc anh xuất phát. a. Phương trình chuyển động của ô tô và cảnh sát lần lượt là: \(\begin{array}{l} {x_1} = 30 + 30t\\ {x_2} = \frac{{3{t^2}}}{2} \end{array}\) . Khi cảnh sát đuổi kịp ô tô thì \({x_1} = {x_2} \Leftrightarrow 30 + 30t = \frac{{3{t^2}}}{2}\) Giải PT ta được t= 21s. Vậy sau 21s anh cảnh sát đuổi kịp ô tô. b. Quãng đường cảnh sát đi được: \(s = \frac{{3{t^2}}}{2} = 661,5\left( m \right)\) |
...
---Đáp án chi tiết và đầy đủ của Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Phú các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Phú có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!