ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT MÔN NGỮ VĂN 6 – TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
PHẦN 1: PHÓ TỪ
A. Lý thuyết
Tự học thuộc và ôn lại phần lý thuyết trong SGK: khái niệm, các loại phó từ.
B. Bài tập
Bài 1: Tìm các phó từ trong đoạn văn dưới đây:
Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì...Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng gay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào trong tranh, to hơn con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Bài 2: Đặt bốn câu có sử dụng phó từ, trong đó:
- Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ
- Dùng phó từ đi kèm đặt sau động từ
- Dùng phó từ đi kèm đặt trước tính từ
- Dùng phó từ đi kèm đặt sau tính từ
VD:
Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ: Con đã nhận ra con chưa?
Bài 3. Liệt kê các phó từ mà em biết và nêu rõ ý nghĩa của phó từ đó.
Ví dụ:
Phó từ | Ý nghĩa |
đang | Chỉ quan hệ thời gian |
|
|
PHẦN 2: SO SÁNH
A. Lý thuyết
Tự học thuộc và ôn lại phần lý thuyết trong SGK: khái niệm, mô hình cấu tạo, phân loại của phép so sánh.
B. Bài tập
Bài 1: Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng?
VD: Nhanh như cắt
Con chim nhanh như cắt, lao xuống ngậm con cá trong miệng.
Bài 2: Tìm và phân loại các kiểu so sánh trong những câu dưới đây:
a.
Đây quân du kích dao chen ánh
Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh
Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hoài trên trót đỉnh.
(Xuân Diệu, Ngọc quốc kì)
b.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải)
c.
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
d.
Đất nước!
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép.
(Nam Hà, chúng con chiến đấu cho những người sống mãi, Việt Nam ơi)
Bài 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của các phép so sánh sau:
a)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b)
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Tố Hữu)
c)
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Minh Huệ)
Gợi ý:
a.“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” =>So sánh ngang bằng
Tác dụng:
- Bằng phép so sánh, tác giả giúp người đọc hình dung “tâm hồn” (cái trừu tượng) hiện hữu có hình dạng, màu sắc cụ thể: cái nắng của buổi trưa hè ấm áp tỏa nắng quyện lấp lánh dòng sông như tâm hồn tràn đầy nhựa sống.
- Cách miêu tả bằng so sánh làm cho câu thơ có hình ảnh cụ thể, đồng thời thể hiện hiện sự gắn bó của tác giả với con sông tuổi thơ cũng như tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Bài 4. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lặn, trong đó có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập Tiếng Việt HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Lý Tự Trọng. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Một số đề văn miêu tả ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THPT Phan Huy Chú
- Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Phước Nguyên
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---