Đề cương ôn tập môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 trường THPT Chuyên Bảo Lộc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2019 - 2020

 

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

Bài 1 :SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

1. Hội nghị Yalta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã hoàn toàn kết thúc.                                B. bước vào giai đoạn kết thúc.

C. đang diễn ra vô cùng ác liệt                       D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.

2. Khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai được các cường quốc thỏa thuận tại

A. Malta.                                B. Potsdam.                            C. San Francisco.                    D. Yalta.

3. Ba cường quốc tham dự Hội nghị Yalta là

A. Anh, Pháp, Mĩ                    B. Đức, Italia, Nhật                C. Anh, Pháp, Liên Xô             D. Liên Xô, Mĩ, Anh      

4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập gọi là

A. trật tự thế giới Versailles - Washington.    B. trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm.

C. trật tự thế giới hai cực Yalta.                     D. trật tự thế giới đơn cực.

5. Đại diện cho 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh có mặt tại hội nghị Yalta là

A. Joseph Stalin, Winston Churchill, Franklin D. Roosevel.

D. Joseph Stalin, Winston Churchill, Harry Truman.

C. Joseph Stalin, Winston Churchill, John F. Kennedy.        

D. Joseph Stalin, Winston Churchill, George W. Bush.

6. Trật tự thế giới hai cực Yalta bị chi phối bởi hai cường quốc

A. Mĩ và Trung Quốc.             B. Mĩ và Anh.             C. Trung Quốc và Liên Xô         D. Mĩ và Liên Xô.

7. Hội nghị Yalta thực chất là hội nghị

A. bàn bạc việc tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật ở châu Âu và châu Á.

B. bàn bạc về việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

D. khẳng định sức mạnh và vị thế siêu cường của Mĩ và Liên Xô.

8. Vấn đề được ba cường quốc tham dự hội nghị Yalta quan tâm và tranh cãi nhiều nhất là

A. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

C. phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

9. Theo thỏa thuận của hội nghị Yalta, quân đội Mĩ sẽ giải giáp quân phát xít ở các vùng lãnh thổ

A. Tây Berlin, Tây Đức, Tây Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên.

B. Đông Berlin, Đông Đức, Đông Âu, Nam Triều Tiên.

C. Tây Berlin, Tây Đức, Tây Âu, Nhật Bản, Triều Tiên.

D. Đông Berlin, Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên.

10. Theo thỏa thuận của hội nghị Yalta, quân đội Liên Xô sẽ giải giáp quân phát xít ở các vùng lãnh thổ

A. Tây Berlin, Tây Đức, Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên.

B. Đông Berlin, Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên.

C. Tây Berlin, Tây Đức, Tây Âu, Nhật Bản, Triều Tiên.

D. Đông Berlin, Đông Đức, Đông Âu, Nam Triều Tiên.

11. Theo thỏa thuận của hội nghị Postdam, quân đội nước nào sẽ chịu trách nhiệm giải giáp quân phiệt Nhật trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Bắc vĩ tuyến 16 là quân Trung Hoa Dân quốc, Nam vĩ tuyến 16 là quân Pháp.

B. Bắc vĩ tuyến 16 là quân Anh, Nam vĩ tuyến 16 là quân Pháp.

C. Bắc vĩ tuyến 16 là quân Trung Hoa Dân quốc, Nam vĩ tuyến 16 là quân Anh.

D. Bắc vĩ tuyến 16 là quân Mĩ, Nam vĩ tuyến 16 là quân Pháp.

12. Tại Hội nghị Yalta, 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thỏa thuận

A. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hiệp quốc; thỏa thuận việc đóng quân giải giáp quân phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

B. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật; thỏa thuận đóng quân và giải giáp quân phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

C. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật; thành lập Hội quốc liên; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hiệp quốc; phân chia lại thuộc địa.

13. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là

A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

B. tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia thành quà chiến thắng.

D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các cường quốc thắng trận.

14. Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô cam kết sau khi đánh bại phát xít Đức ở châu Âu, sẽ

A. sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.        

B. sẽ cùng Mĩ quản lí nước Đức.

C. sẽ hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật.

D. sẽ hỗ trợ Anh chống Italia ở châu Phi.

15.  Quyết định của hội nghị Yalta thỏa thuận về việc đóng quân giữa các nước nhằm

A. giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

B. giải giáp quân đội phát xít và thành lập chính phủ cho các nước được giải phóng ở ở châu Âu và châu Á.

C. giải giáp quân đội phát xít và hỗ trợ các nước ở châu Âu và châu Á bảo đảm an ninh sau chiến tranh.

D. giải giáp quân đội phát xít và giúp các nước ở châu Âu và châu Á phát triển kinh tế sau chiến tranh.

16. Hậu quả lớn nhất của hội nghị Yalta là

A. sự phân chia lại thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tái xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc.

B. sự phân chia thế giới hai cực và sự thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.

C. sự đối đầu gay gắt giữa Mĩ và Liên Xô, Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

D. sự phân chia phạm vi ảnh hưởng dẫn tới sự đối đầu Đông – Tây và tình trạng Chiến tranh lạnh.

17. Trật tự thế giới hai cực Yalta được hình thành trên cơ sở nào?

A. Những quyết định của Hội nghị Yalta.     

B. Những thỏa thuận của ba cường quốc ở Postdam và Paris.

C. Những quyết định của Hội nghị Yalta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.

D. Những quyết định của các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

18. Trật tự thế giới hai cực Yalta bắt đầu bị xói mòn khi

A. Liên Xô tan rã.                                                 

B. cách mạng Trung Quốc thắng lợi.

C. Tây Âu và Nhật vươn lên thành 2 trung tâm kinh tế - tài chính.                             

D. các nước Tây Âu thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.

19. Những quyết định của Hội nghị Yalta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực Yalta, chi phối mọi quan hệ quốc tế sau chiến tranh.

B. Thế giới bị phân chia làm hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đối lập nhau về mọi mặt.

C. Sự đối đầu gay gắt giữa Mĩ và Liên Xô, Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

D. Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề mà hội nghị Yalta quyết định.

20. Hội nghị thành lập Liên hiệp quốc diễn ra trong thời gian nào? Ở đâu?

A. Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 tại Yalta.                 

B. Từ ngày 25/4 đến 26/4/1945 tại Yalta. 

C. Từ ngày 25/4 đến 25/4/1945 tại San Francisco     

D. Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 tại San Francisco.

21. Tại hội nghị Yalta, các cường quốc đã thỏa thuận thành lập tổ chức gì nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới?

A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương.               

B. Tổ chức Warszawa.

C. Tổ chức Liên hiệp quốc.                                        

D. Tổ chức Liên minh châu Âu.

22. Hội nghị quốc tế San Francisco (từ ngày 25/4 đến 26/6/1945) đã quyết định vấn đề gì?

A. Tuyên bố tổ chức Liên hiệp quốc chính thức đi vào hoạt động.

B. Thông qua bản Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.

C. Thỏa thuận thành lập các cơ quan của tổ chức Liên hiệp quốc.

D. Hình thành khối Đồng minh chống phát xít.

23. Trụ sở của tổ chức Liên hiệp quốc đặt tại

A. Yalta (Liên Xô)                  B. Paris (Pháp).           C. New York (Mĩ).     D. London (Anh).

24. Mục đích chính của tổ chức Liên hiệp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và quân phiệt   

B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước.

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới            

D. giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế.

25. Liên hiệp quốc được thành lập dựa trên nguyên tắc cơ bản là

A. tôn trọng bình đẳng chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

C. không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

D. giải quyết các tranh chấp xung đột bằng phương pháp hòa bình.

26. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hiệp quốc?

A. Tôn trọng bình đẳng chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

C. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. Giải quyết các tranh chấp xung đột bằng phương pháp hòa bình.

27. Năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hiện nay là

A. Mĩ, Liên Xô, Nhật, Pháp, Đức.                   B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Anh.

C. Nga, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.             D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

28. Hiến chương Liên hiệp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên hiệp quốc gồm

A. 3 cơ quan chính.                     B. 5 cơ quan chính.                    C. 6 cơ quan chính.               D. 8 cơ quan chính.

29. Cơ quan chính trị quan trọng nhất của tổ chức Liên hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới là

A. Hội đồng Bảo an.                    B. Đại hội đồng.                           C. Ban thư kí.                       D. Tòa án quốc tế.

30. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hoạt động theo nguyên tắc

A. tôn trọng bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

C. giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.

31. Hiến chương Liên hiệp quốc được xem là văn kiện quan trọng của tổ chức vì

A. đã đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hiệp quốc.

B. là cơ sở để các nước gia nhập tổ chức Liên hiệp quốc.

C. nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hiệp quốc.

D. quy định bộ máy tổ chức và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hiệp quốc.

32. Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp

quốc nhiệm kì

A. 2007 – 2008.                                      B. 2008 – 2009.                      C. 2009 – 2010.                      D. 2010 – 2011.

33. Trong tổ chức Liên hiệp quốc, cơ quan chuyên môn có chức năng duy trì, phát triển văn hóa – khoa học – giáo dục là

A. UNICEF.                                             B. UNESCO.                          C. UNFPA.                               D. UNDP.

34. Tháng 9/1977, Việt Nam gia nhập tổ chức

A. Liên hiệp quốc.                              B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Diễn đàn hợp tác Á–Âu.                D. Tổ chức thương mại thế giới.

35. Tổ chức Liên hiệp quốc đề ra nguyên tắc “Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn” nhằm

A. tạo nên sự cân bằng của trật tự hai cực Yalta.      

B. tránh tranh giành thuộc địa của các nước lớn.

C. đảm bảo trật tự thế giới được dung hòa giữa các nước.

D. phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước.

36. Tổ chức Liên hiệp quốc đề ra nguyên tắc “Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” nhằm

A. duy trì trật tự hai cực Yalta.         

B. tránh xung đột vũ trang gây nên chiến tranh thế giới thứ ba.

C. tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia.

D. hạn chế xung đột vũ trang, duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

37. Việt Nam vận dụng nguyên tắc nào của tổ chức Liên hiệp quốc để giải quyết vấn đề biển Đông?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.

38. Hiện vật nào của Việt Nam được lựa chọn trưng bày tại trụ sở Liên hiệp quốc?

A. Áo dài, nón lá.      

B. Trống đồng Ngọc Lũ.        

C. Thạp đồng Đông Sơn.  

D. Trống đồng Đông Sơn.

39. Trong hơn 70 năm tồn tại Liên hiệp quốc đã có vai trò lớn trong giải quyết vấn đề

A. cân bằng trật tự thế giới mới và duy trì hòa bình an ninh thế giới.

B. thiết lập trật tự hai cực Yalta và trật tự đa cực.

C. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và giải quyết tranh chấp quốc tế.

D. tạo nên thế cân bằng giữa các nước và giải quyết tranh chấp quốc tế.

40. Đại hội đồng Liên hiệp quốc là tổ chức

A. gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên, có quyền bình đẳng.

B. giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh.

C. đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.

D. giữ vai trò thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.

41. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc được thông qua với điều kiện

A. phải quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành.        

B. phải có 2/3 số thành viên tán thành.

C. phải được ¾ số thành viên tán thành.

D. phải có sự nhất trí của 5 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc,

42. Quan hệ giữa Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hiệp quốc là

A. Hội đồng Bảo an phục tùng Đại hội đồng.

B. Hội đồng Bảo an chỉ phục tùng Đại hội đồng trong một số vấn đề quan trọng.

C. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng.             D. Đại hội đồng phục tùng Hội đồng Bảo an.

43. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc do

A. Hội đồng bảo an bầu ra dựa trên sự giới thiệu của Đại hội đồng.

B. Đại hội đồng bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng Bảo an.

C. Ban thư kí bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng Bảo an.

D. Ban thư kí bầu ra được Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an đồng ý.

44. Để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay tổ chức Liên hiệp quốc chủ trương

A. cải tổ về hành chính, hình thành trật tự thế giới mới.

B. cải tổ toàn diện cho phù hợp với trật tự thế giới mới đang hình thành.

C. dân chủ hóa trong hoạt động thúc đẩy tổ chức phát triển phù hợp với trật tự mới.

D. cải tổ toàn diện cho phù hợp với hoàn cảnh của tổ chức, tránh đối đầu các nước lớn.

45. Vai trò chính của tổ chức Liên hiệp quốc là

A. diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giải quyết tranh chấp quốc tế và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước thành viên.

B. diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước thành viên.

C. thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật... .

D. chống chủ nghĩa khủng bố, duy trì hòa bình và an ninh thế giới, ngăn chặn các đại dịch lớn trên thế giới và bảo vệ thành công các di sản văn hóa thế giới.

46. Trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay, vai trò của tổ chức Liên hiệp quốc được đánh giá như thế nào? 

A. Liên hiệp quốc đã thực sự trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. Liên hiệp quốc đã tạo nên thế cân bằng giữa các nước và giải quyết tranh chấp quốc tế.

C. Liên hiệp quốc đã thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.

D. Liên hiệp quốc đã ngăn chặn các đại dịch lớn trên thế giới và bảo vệ thành công các di sản văn hóa thế giới.

47. Từ khi gia nhập tổ chức Liên hiệp quốc đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp gì?

A. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hiệp quốc.

B. Trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

C. Có nhiều đóng góp trong các chương trình an ninh lương thực, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, thực hiện quyền trẻ em...

D. Có quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực với tổ chức Liên hiệp quốc.

48. Sắp xếp các sự kiện lịch sử sau theo đúng trình tự thời gian

1. Ngày kỉ niệm thành lập Liên hiệp quốc.                

2. Hội nghị Yalta.

3. Hội nghị Postdam.                                                 

4. Hội nghị San Francisco

A. 1 - 2 - 3 – 4             B. 2 - 1 - 3 – 4             C. 2 - 4 - 3 - 1.             D. 1 - 3 - 2 - 4.

CHƯƠNG II - Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

1. Liên Xô thực hiện công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện

A. thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.

B. chiếm được nhiều thuộc địa ở Đông Bắc Á và Đông Âu.

C. bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.

D. thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh.

2. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành tử thắng lợi của

A. cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu vàViệt Nam.      

B. cách mạng dân chủ nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc.

C. cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu và Cuba.

D. cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu và Trung Quốc.

3. Phi công Yuri Gagarin là

A. người đầu tiên bay lên sao Hỏa.                B. người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.

C. người đầu tiên bay vào vũ trụ.                   D. người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

4. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. đứng thứ nhất trên thế giới.                       B. đứng thứ hai trên thế giới.

C. đứng thứ ba trên thế giới.                          D. đứng thứ tư trên thế giới.

5. Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật của Liên Xô, thành tựu nổi bật vào năm 1949 là

A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.

B. phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.

C. chế tạo thành công bom nguyên tử.           D. đưa người lên mặt trăng.

6. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa

A. phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.  B. phá vỡ chiến lược toàn cầu của Mĩ và các nước Đồng minh.

C. cân bằng sức mạnh quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.              D. đã đi đầu trong lĩnh vực chế tạo bom nguyên tử.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 trường THPT Chuyên Bảo Lộc, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?