Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lý 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN ĐỊA LÝ 6

Câu 1:  Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời và hệ quả

♦ Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời:

  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo elip 
  • Hướng quay: từ Tây sang Đông
  • Thời gian chuyển động một vòng quanh quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
  • Khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi.

♦ Hệ quả:

  • Sinh ra các mùa.
  • Mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.
    • Nửa cầu Bắc lệch sang phải
    • Nửa cầu Nam lệch sang trái      
  • Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 2. Trên quả địa cầu nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

  • Nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến.
  • Nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì:
    • Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc.
    • Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam.

Câu 3. Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được lượng nhiệt, ánh sáng như nhau:

  • Vào ngày 21/03 và 23/09

Câu 4. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái đất?

  • Do trái đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày đêm.

Câu 5. Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?

  • Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
    Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
  • Hạ chí: 22/06; Đông chí 22/12, Xuân phân 21/03, Thu phân 23/09

Câu 6: Cấu tạo bên trong của  Trái Đất. Vì sao lớp vỏ Trái Đất giữ vai trò quan trọng?

  • Cấu tạo: Gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi ( nhân)
    • Lớp vỏ Trái Đất: dày 5km – 70km: rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ tối đa 1.000oC
    • Lớp trung gian: dày 3000km từ quánh dẻo đến lỏng nhiệt độ khoảng 1.500oC – 4.700oC.
    • Lõi trái đất: dày trên 3.000km lỏng ở ngoài rắn ở trong, nhiệt độ khoảng 5.000oC.
  • Vai trò của lớp vỏ Trái Đất:
    • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất (chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất) nhưng rất quan trọng: vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên (không khí, nước , sinh vật) và xã hội loài người.

Câu 7. Tại sao người ta nói rằng: nội lực và ngoài lực là hai lực đối nghịch nhau? Tác động của nội lực tạo ra hiện tượng gì? Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

  • Nội lực là lực sinh ra ở bên trong trái đất, ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài Trái Đất.
  • Có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chết nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa.
  • Người ta đã tìm cách xây nhà chịu được các chấn động, nhà bằng các vật liệu nhẹ nhưng có độ bền cao, lập các trạm nghiên cứu dự báo để kịp sơ tán.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lý 6 năm học 2017-2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?