Chuyên đề về Lịch sử Việt Nam trong những năm 1930- 1939 môn Lịch sử 9

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939

A. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

* Bối cảnh lịch sử:

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát

triển.

- Hoạt động của ba tổ chức cộng sản mang tính riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng

của nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.

- Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.

- Quốc tế cộng sản chỉ thị cho những người cộng sản Đông Dương thống nhất các tổ chức cộng sản

thành một đảng duy nhất. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản và theo yêu cầu của những người cộng

sản Đông Dương, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản

thành một đảng cộng sản duy nhất.

* Nội dung hội nghị:

- Hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7 - 2 - 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc)

- Hội nghị đã nhất trí: thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy

tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự

thảo. Được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh của Đảng nêu là:

- Việt Nam trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân), sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng đó kế tiếp nhau.

- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến, tư sản

phản cách mạng.

- Mục tiêu cách mạng: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công - nông - binh, tổ

chức ra quân đội công - nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, lấy lại ruộng đất của đế quốc và

bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.

- Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân. Công nông là gốc cách mạng. Cách mạng đồng thời

đoàn kết tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng.

- Vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt

Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách

mạng Việt Nam.

- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách

mạng gồm các dân tộc thuộc địa và giai cấp công nhân trên thế giới.

+ Đây là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên này thể

hiện sự đúng đắn, sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân

văn, với tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc và tự do dân chủ.

- Nhân dịp này Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Sau hội nghị thống nhất,

Đông Dương Cộng sản liên đoàn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 23 – 2 - 1930, yêu cầu đó

được chấp nhận. Đến đây Đảng Cộng sản Việt Nam mới là đảng thống nhất của ba tổ chức cộng sản.

II. Luận cương chính trị (10 - 1930)

- Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, diễn ra quyết liệt, Hội

nghị Trung ương lần thứ nhất họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10 - 1930.

+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Bầu Ban

chấp hành Trung ương chính thức và bầu Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị còn thông qua Luận cương

chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.

* Luận cương chính trị của Đảng nêu rõ:

- Tính chất cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng dự bị cho cách

mạng xã hội chủ nghĩa. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa

mà tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ ách thống trị của chế độ phong kiến và chủ nghĩa đế quốc Pháp. Hai

nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau.

- Mục tiêu cách mạng là làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công nông, thực

hành cách mạng ruộng đất triệt để đem chia cho dân cày.

- Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân, trong đó giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Vai trò lãnh đạo là Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng lấy chủ nghĩa Mac - Lênin làm nền tảng tư

tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Đông Dương.

- Phương pháp đấu tranh: tập hợp, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, võ trang bạo động, đánh đổ chính

quyền của giai cấp thống trị.

- Vị trí của cách mạng Việt Nam: Quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới.

- Đảng vận động, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt rồi đưa dần quần chúng lên

trận tuyến cách mạng: khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, đánh

đổ chính quyền giai cấp thống trị, giành chính quyền cho công nông.

- Điều cốt yêu cho sự thắng lợi của cách mạng: đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Luận cương chính trị đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng bộc lộ những

nhược điểm và hạn chế nhất định.

+ Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu cao vấn đề dân tộc

lên hàng đầu (trong lúc nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất).

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và khả năng liên minh có điều

kiện với giai cấp tư sản dân tộc.

+ Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải

phóng dân tộc.

+ Những nhược điểm này mang tính "tả khuynh", giáo điều. Phải trải qua quá trình đấu tranh thực tiễn

cách mạng, những nhược điểm trên mới dần dần được khắc phục.

III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu

nước Việt Nam.

- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt

Nam: chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.

- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định đến những bước phát triển nhảy

vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

B. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935

I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng thừa, từ các nước tư bản lan

nhanh sang các nước thuộc địa.

+ Kinh tế: nền kinh tế Việt Nam, vốn đã phụ thuộc hoàn toàn kinh tế Pháp, nay gánh thêm hậu quả

nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), kinh tế suy sụp.

+ Xã hội: nhân dân lao động, trước tiên là công nhân và nông dân, chịu nhiều tai hoạ nhất. Số công

nhân mất việc ngày càng tăng, số còn việc thì tiền lương giảm đáng kể, nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá,

bị mất đất, chịu sưu thuế ngày càng tăng, các tầng lớp khác cũng lâm vào tình cảnh điêu đứng.

+ Chính trị: nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại – đế quốc Pháp đẩy mạnh chiến dịch đàn áp,

khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng của quần chúng.

- Tác động của khủng hoảng cùng với chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp càng nung nấu

lòng căm thù chúng, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động cả nước

đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai giành độc lập tự do.

 

---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930- 1939 môn Lịch sử 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?