CÁC MỤC TIÊU CHÍNH CỦA ASEAN
I. Lý thuyết
– Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 2. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…
C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 4. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. Thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 5. Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. Xin-ga-po.
D. Phi-lip-pin.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức về thời kì đánh dấu cột mốc thành lập ASEAN
Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Đến năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN.
Chọn: B.
Câu 6. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là:
A. Mục tiêu cụ thể của từng quốc gia trong ASEAN.
B. Mục tiêu của ASEAN và các nước, vùng lãnh thổ.
C. Mục tiêu tổng quát của ASEAN.
D. Mục tiêu trong chính sách của ASEAN.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức về mục tiêu phát triển của ASEAN
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Chọn: C.
Câu 7. Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
A. Đông Ti-mo.
B. Lào.
C. Việt Nam.
D. Cam-pu-chia.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức về thời kì đánh dấu cột mốc thành lập ASEAN
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.
Chọn: D.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ đặc điểm vị trí địa lí, văn hóa xã hội của các nước ASEAN và vai trò của việc hình thành tổ chức liên kết khu vực.
- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.
- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.
- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.
Chọn B.
Câu 9. Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào?
A. Tăng cường hợp tác kinh tế.
B. Tăng cường hợp tác quân sự.
C. Tăng cường hợp tác văn hóa - xã hội.
D. Tăng cường hợp tác chính trị.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức mục đích thành lập ASEAN.
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đến năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập, nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,…
Chọn: A.
Câu 10. Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên. Quốc gia nào trong 11 quốc gia chưa gia nhập ASEAN?
A. Lào.
B. Cam-pu-chia.
C. Bru-nây.
D. Đông Ti-mo.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức các nước tham gia ASEAN.
ASEAN chính thức được thành lập vào năm 1967 với 5 thành viên: Thái Lan, In- đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po. Số lượng các thành viên liên tục tăng ở các năm sau đó. Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên. Đông Ti-mo là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á còn chưa gia nhập ASEAN.
Chọn: D.
Câu 11. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.
C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
Hướng dẫn giải
Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực là một trong những mụa tiêu chính của ASEAN để tạo cơ sở các nước trong khối ASEAN phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, hòa bình, ổn định.
Chọn: A.
Câu 12. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
C. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
D. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
Hướng dẫn giải
Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.
Chọn: B.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Các mục tiêu chính của tổ chức ASEAN Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !