TRẮC NGHIỆN ÔN TẬP CHƯƠNG I – TRƯỜNG THPT VĂN HIẾN CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Gen là
A. Đoạn protein mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
B. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
C. Đoạn pôlipeptit mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
Câu 2: Khi nói về gen, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
B. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 phân tửARN.
C. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit.
Câu 3: Khi nói về mã di truyền, nhận định thứ mấy sau đây không đúng?
(1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các a.a trong chuỗi polipeptit.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và không gối đầu lên nhau.
(4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều có chung một mã di truyền ( trừ 1 vài ngoại lệ ).
(5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Nhiều bộ ba mã hóa 1 axit amin.
(6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
A. (1), (2), (3). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (1), (2).
Câu 4. Khi nói về mã di truyền, những nhận định ở vị trí thứ mấy sau đây là đúng?
(1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên protein quy định trình tự các a.a trong ARN.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và gối đầu lên nhau.
(4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật có nhiều bộ mã di truyền.
(5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin. Trừ UAA; UAG; UGA (kết thúc dịch mã)
(6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Trừ AUG; UGG.
A. (1), (2), (3). B. (2), (5), (6). C. (3), (4), (5). D. (4), (5), (6).
Câu 5: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prôlin là 5/XXU3/; 5/XXA3/; 5/XXX3/; 5/XXG3/; Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi pôlipeptit?
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba.
B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong một bộ ba.
C. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong một bộ ba.
D. Thay đổi nucleotit thứ 2 trong một bộ ba.
Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.
B. Enzim ADN pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X.
C. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5/ à 3/, nên trên mạch khuôn 3/ à 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3/ à 5/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki.
D. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3/ à 5/, nên trên mạch khuôn 3/ à 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5/ à 3/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki.
Câu 7: Khi nói về các loại enzim tham gia trong trình nhân đôi ADN, nhận định thứ mấy sau đây không đúng?
(1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
(3). Các đoạn Ôkazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
(4). Enzim axit amin – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).
Câu 8: Khi Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những nhận định thứ mấy sau đây đúng?
(1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
(3). Các đoạn Ôkazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
(4). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
(5). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bảo toàn(tồn).
(6). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn(tồn).
A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (5), (6).
Câu 9: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
- Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
- Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533.
- Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530.
- Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 10. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza. D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 11. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.
Đáp án.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 |
D | C | C | B | C | D | D | B | C | B | D |
Câu 12: Khi nói về quá trình phiên mã, trong những nội dung sau đây, những nội dung ở vị trí thứ mấy là đúng?
(1). Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn ADN.
(2). Phiên mã là quá trình tổng hợp protein trên khuôn ADN.
(3). Phiên mã là thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung.
(4). Phiên mã là quá trình tổng hợp ADN trên khuôn ARN.
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4).
Câu 13: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (2) → (1) → (3) → (4). B. (2) → (4) → (3) → (1).
C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (1) → (3) → (2) → (4).
Câu 14: Khi nói về quá trình phiên mã, trong những nội dung sau đây, những nội dung ở vị trí thứ mấy là đúng?
(1). Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn ADN.
(2) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(3). Phiên mã là quá trình tổng hợp protein trên khuôn ADN.
(4) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5' để tổng hợp phân tử mARN theo chiều 3' → 5'.
(5). Phiên mã là thông tin di truyền trên mạch mã gốc của tARN được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung.
(6). Phiên mã là quá trình tổng hợp ADN trên khuôn ARN.
(7) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.
(8) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng dịch mã.
A. (1), (3), (4), (8). B. (1), (2), (7). C. (2), (3), (4), (8). D. (1), (4), (7), (8).
Câu 15: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa – tARN (aa : axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’→ 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). B. (3) → (1) → (2) → (5) → (6) → (4).
C. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
Câu 16. Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một loại enzim đặc hiệu, axit amin mởđầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là.
A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4).
Câu 17: Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng.
D. (1) và (2) đều chung một hệ enzim.
Câu 18: Cho các thông tin sau đây:
(1). Đóng vai trò như “ người phiên dịch”. (2). Dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(3). Liên kết với protein tạo nên ribôxôm. (4). Dùng làm khuôn để tổng hợp mARN.
Trong quá trình dịch mã, phân tử mARN và phân tử tARN có vai trò lần lượt theo thứ tự là:
A. (1) và (2). B. (2) và (1). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 19: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN.
C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 20: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro.
C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.
Câu 21: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng
A. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN.
B. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
C. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
Câu 22: Cho các thành phần:
(1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza;
(4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (3) và (5). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (2), (3) và (4).
Đáp án.
Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 |
B | A | B | D | A | C | B | C | A | A | C |
Câu 23: Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa
A. lượng sản phẩm của gen được tạo ra. B. lượng sản phẩm của tARN được tạo ra.
C. lượng sản phẩm của rARN được tạo ra. D. lượng sản phẩm của protein được tạo ra.
Câu 24: Khi nói về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật, điều nào sau đây không đúng?
A. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
B. Điều hòa dịch mã là điều hòa lượng protein được tạo ra trong tế bào.
C. Điều hòa sau dịch mã là làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp trong tế bào.
D. Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ dịch mã.
Câu 25: Khi nói về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật, những nội dung ở những vị trí thứ mấy sau đây đúng?
(1). Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của rARN được tạo ra.
(2). Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
(3). Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã.
(4). Điều hòa sau dịch mã là làm biến đổi tARN sau khi được tổng hợp trong tế bào.
(5). Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 26: Hai nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động của các gen ở vi khuẩn E. coli vào năm 1961 là:
A. Jacôp và Menđen. B. Milơ và Mônô.
C. Jacôp và Mônô. D. Jacôp và Moocgan.
Câu 27: Trong mô hình cấu trúc Opêron Lac, trình tự các cấu trúc nào sau đây là đúng?
A. Gen điều hòa – Vùng vận hành – Vùng khởi động – Cụm gen cấu trúc.
B. Gen điều hòa – Vùng hoạt động – Vùng vận hành – Cụm gen cấu trúc.
C. Vùng vận hành – Vùng khởi động – Gen điều hòa – Cụm gen cấu trúc.
D. Vùng khởi động – Vùng vận hành – Cụm gen cấu trúc.
Câu 28: Trong cơ chế điều hòa của Opêron Lac, trong môi trường có lactôzơ cũng như không có lactôzơ, gen điều hòa (R) luôn hoạt động tạo ra protein ức chế. Gen điều hòa (R) có đặc điểm cấu trúc như thế nào khiến nó luôn hoạt động?
A. Gen điều hòa (R) vùng vận hành O bị đột biến nên không bị ức chế.
B. Gen điều hòa (R) không có vùng vận hành O nên không bị ức chế.
C. Gen điều hòa (R) vùng vận hành O có enzim ARN – polimeraza luôn gắn vào.
D. Gen điều hòa (R) vùng khởi động P của nó không bị protein ức chế gắn vào.
Câu 29: Trong mô hình cấu trúc của Opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. ARN – polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc.
C. Protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế.
Câu 30: Đối với quá trình điều hòa hoạt động gen của Opêron Lac ở E.Coli, khi môi trường có lactozơ, gen cấu trúc có thể tiến hành phiên mã và dịch mã bình thường vì:
A. Lactôzơ đóng vai trò là enzim xúc tác quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
B. Lactôzơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của opêron Lac.
C. Lactôzơ đóng vai trò là chất kết dính enzim ARN – polimeraza vào vùng khởi động.
D. Lactôzơ đóng vai trò như chất cảm ứng làm protein bị bất hoạt, không gắn vào được vùng vận hành.
Đáp án.
Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 16 | Câu 27 | Câu 28 | Câu 29 | Câu 30 |
A | D | B | C | D | B | C | D |
Câu 31: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 32: Khi nói về đột biến gen, trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về đột biến gen?
(1). Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
(2). Trong tự nhiên, tần số đột biến trên mỗi gen trong một thế hệ khoảng ( 10-6 à 10-4 ).
(3). Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(4). Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến.
(5). Đột biến điểm là một dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 vài cặp nuclêôtit trong gen.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33: Khi nói về đột biến gen, trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định không đúng về đột biến gen?
(1). Đột biến điểm là một dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen.
(2). Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein.
(3). Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
(4). Nguyên nhân gây ra đột biến gen là do tác động lí, hóa hay sinh học ở ngoại cảnh, hoặc rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào.
(5). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
(6). Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
D. phát sinh trong giảm phân sẽđược nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 35: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế
cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thếđược mô tả theo sơ đồ:
A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.
C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.
Câu 36: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
Câu 37: Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau.
B. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường vô hại do tính thoái hóa của mã di truyền.
C. Đột biến điểm là một dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 vài cặp nuclêôtit trong gen.
D. Đa số các dạng đột biến gen là dạng thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 38: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệsau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểuhình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiếnhóa.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Trắc nghiệm ôn tập chương I Sinh 12 - Trường THPT Văn Hiến có đáp án để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!