Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng ĐCSVN - ĐH Hàng Hải

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – TRƯỜNG ĐH HÀNG HẢI

 

Câu 1: Phân tích nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

Lời giải:

Hội nghị Hợp nhất Đảng diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với các nội dung:

  • Phương hướng chiến lược của cách mạng VN là: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
  • Nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền và thổ địa CM:
    • Về chính trị: Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho nước VN hoàn toàn độc lập. Đây là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất.
    • Về kinh tế: Thủ tiêu các quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọ đế quốc; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc làm công và chia cho dân cày nghèo.
    • Về văn hóa- xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thong giáo dục theo hướng công nông hóa.
    • Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương thu phục công nhân, nông dân và toàn thể các giai cấp, tầng lớp yêu nước.
    • Về lãnh đạo CM: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo VN. ảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, trong khi lien lạc với các giai cấp phải rất cản thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
    • Về quan hệ cách mạng VN với phong trào cách mạng Thế giới: Cách mạng VN là một bộ phận của CM thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và gia cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Câu 2: Trình bày luận cương chính trị của đảng

Lời giải:

Nội dung luận cương chính trị

  • Mâu thuẫn gia cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ”, “một bên thì địa chủ , phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
  • Phương hướng chiến lược của CM Đông Dương: Lúc đầu là cuộc “CM tư sản dân quyền”, có “tính chất thổ địa và phản đế”. Sauk hi CM tư sản dan quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường XHCN
  • Nhiệm vụ CM: Xóa bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó “ vấn đề thổ địa CM là cái cốt của CM tư sản dân quyền”
  • Lực lượng CM: Vô sản và nông dân là lực lượng chính, trong đó vô sản lãnh đạo CM. Còn các giai cấp khác nhau: tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại CM, tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cảu lương và khi CM phát triển cao thì học sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia thì không tán thành CM, tiểu tư sản tri thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quộc trong kỳ đầu. Chỉ có các phần từ lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, tri thức thất nghiệp mới đi theo CM mà thôi.
  • Vai trò của Đảng: “điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc CM ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản”. Đảng phải có kỷ luật tập trung, mất thiết liên lạc với quần chúng và được vũ  trang bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin.
  • Phương pháp CM: Võ trang bạo động, theo khuôn phép nhà binh
  • Quan hệ quốc tế: CM Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp. Liên hệ với phong trào CM ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa

Câu 3: Trình bày nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng ngày  25/11/1945?

Lời giải:

  • Ngày 25/11/1945 Ban chấp hành trung ương đảng ra chỉ thị “ Kháng chiến kiến quốc” vạch ra con đường đi lên cho CM Việt Nam trong giai đoạn mới.
  • Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu của CM Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “ Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà giữ vững độc lập.
  • Về xác định kẻ thù: Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Ban chất hành trung ương nêu rõ: Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, phải lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trân Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt trận Việt Minh Lào chống pháp xâm lược; khiên quyết giành độc lập tự do – hạnh phúc dân tộc,…
  • Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: củng cố chính quyền CM; chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân
  • Những biện pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trên: xúc tiến bầu cử Quốc Hội, thành lập chính phủ chính thức,lập hiến pháp củng cố chính quyền nhân dân, động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, kiên trì nguyên tắc them bạn bớt thu, thực hiện khẩu hiệu “ hoa- việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp,
  • Tóm lại: Những chủ trương trên đây của Ban chấp hành trung ương Đảng được nêu trong bản Chỉ thị “ Kháng chiến kiến Quốc ra ngày 25/11/1945 đã giải quyết kịp thời những vẫn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược CM trong tình thế mới vô cùng phức tạp và khó khăn của nước việt nam dân chủ cộng hòa vừa mới khai sinh

Câu 4: Trình bày bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7 năm 1945 ?

Lời giải:

  • Thuận lợi: Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh về kinh tế, quân sự, khoa học – kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở Châu Á,châu Phi và Mỹ La Tinh,phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản; Miền Bắc hoàn toàn giải phóng làm căn cứ địa chung cho cả nước; thế lực của CM đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ Quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
  • Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản CM; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe XHCN và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống XHCN, nhất là giữa Trung Quốc và Liên Xô; đất nước ta chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam bị Mỹ vào xâm lược và trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
  • Đảng đồng thời lãnh đạo hai chiến lược CM ở hai miền khác nhau là đặc điểm lớn nhất của CM Việt Nam sau tháng 7/1945. Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi và khó khăn nêu trên để Đảng phân tích, hoạch định đường lối chiến chung cho CM Việt Nạm trong giai đoạn mới.

Câu 5: Tại sao đại hội VI năm 1986, Đảng ta quyết định đổi mới chính sách công nghiệp hoá?

Lời giải:

  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ( 12/1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975-1985 :
    • Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế… Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cân thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
    • Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ long mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.
    • Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại Hội lần thứ V như: nông nghiệp chưa thật sự coi là mặt hàng đầu, công nghệ nặng không phục vụ kịp thời nồng nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Câu 6: Phân tích những đặc điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp?

Lời giải:

  • Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu sau:
    • Thứ nhất, nhà nước quản lí nền kinh tế chủ yếu chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp còn doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu.
    • Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu.
    • Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lí kinh tế thong qua chế dộ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
    • Thứ tư, bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra dội ngũ quản lí kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao.

Câu 7: Trình bày quan điểm xây dựng hệ thống chính trị của đảng ta

Lời giải:

  • Quan điểm xây dựng hệ thông chính trị của đảng ta:
    • Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước làm đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị
    • Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiểu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
    • Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi hình thức và cách làm phù hợp
    • Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống thúc đẩy xã hội phát triển

Câu 8: Trình bày nội dung cơ bản của bản Đề cương văn hóa VN năm 1943?

Lời giải:

  • Trong quá trình vận động CM giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua bản Đề cương văn hosaVN do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo.
  • Đề cương văn hóa VN xác định văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa của CM Việt Nam.
  • Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nên văn hóa mới là Dân tộc- Khoa học- Đại chúng.
  • Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sông tinh thần xã hội
  • Bản đề cương khẳng định văn hóa mới VN có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
  • Tóm lại: Bản đề cương văn hóa VN năm 1943 là Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa. Bản đề cương đó đã khẳng định văn hóa ngang tầm với kinh tế và chính trị.

Câu 9: Trình bày chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội thời kỳ trước đổi mới?

Lời giải:

  • Giai đoạn 1945-1954: Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân:
    • Chính phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình
    • Chính sách tăng gia sản xuất nhằm tự cấp tự túc, chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ trở thành phong trào rộng rãi, từ cơ quan chính phủ đến bộ đội, dân chúng, được coi trọng như đánh giặc.
    • Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Thực hiện chính sách điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ
  • Giai đoạn 1955-1975: Các vấn đề xã hội được giải quyết theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ.
  • Giai đoạn 1975-1985: Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập, cấm vận.

Câu 10: Trình bày phương châm đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới?

Lời giải:

  • Đại hội VII của Đảng (6/1991) xác định phương châm đối ngoại là: “VN muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
  • Đại hội IX của Đảng (2001) xác định phương châm đối ngoại là: “VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
  • Đại hội XI (2011) được bổ sung, phát triển theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước VN XHCN giàu mạnh.

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần "", để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?