CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CÁC NGÀNH GIUN
SINH HỌC 7 NĂM 2020
1. Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống kí sinh?
Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, màu đỏ máu, mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → luồn lách trong môi trường kí sinh.
Cơ quan sinh dục phát triển: lưỡng tính. Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng. Phần lớn có cấu tạo dạng ống phân nhánh chằng chịt
Cơ quan tiêu hóa phát triển.
2. Sơ đồ vòng đời sán lá gan.
3. Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
Cơ quan bám tăng cường ( 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể (hiệu quả hơn qua ống tiêu hóa nhiều lần).
Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính → hàng trăm đốt có đến hàng trăm cơ quan sinh sản lưỡng tính.
4. Đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đũa?
Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ dài 25 cm
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể → giúp giun không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.
Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng → hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
5. Sơ đồ vòng đời của giun đũa?
6. Căn cứ vào nơi kí sinh so sánh giun kim, giun móc câu, giun nào nguy hiểm hơn, loài giun nào dễ phòng chống hơn.
So sánh giun kim và giun móc câu, thấy giun móc câu nguy hiểm hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng, thường được gọi là nơi “bếp núc” của ống tiêu hóa. Tuy thế phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim ở chỗ chỉ cần đi giày dép, ủng,… khi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng giun móc câu là đủ.
7. Giải thích vòng đời của giun kim:
Giun gây cho trẻ em phiền toái nào?Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời.
Gây cho trẻ em ngứa ngáy về đêm.
Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ vì ở đó thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào miệng tạo cho vòng đời của giun được khép kín.
8. Kể tên và nêu đặc điểm một số giun đốt thường gặp, vai trò của chúng?
Giun đỏ: sống thành búi ở cống rãnh, đầu cắm xuống bùn, thân phân đốt, uốn sóng để hô hấp. Khai thác để nuôi các cảnh.
Đỉa: kí sinh ngoài, có giác bám và nhiều ruột tịt để hút và chứa máu, bơi kiểu lượn sóng. Dùng để hút máu độc trong trị bệnh.
Rươi: sống ở nước lợ, thân phân đốt, chi bên có tơ phát triển. Đầu có mắt, khứu giác, xúc giác. Là thức ăn cho người và cá.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập chủ đề Các ngành giun môn Sinh học 7 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: