Cảm nhận về đoạn trích Cảnh ngày xuân

A. Sơ đồ tóm tắt dàn ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
    • Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.
    • Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên đặc sắc.
  • Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân
    • Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
    • Đoạn trích là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh mùa xuân đẹp với khung cảnh lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

2. Thân bài

  • Cảnh mùa xuân được Nguyễn Du tả theo trình tự không gian và thời gian.
  • Bốn câu thơ đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân
    • Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống
      • Chim én đưa thoi
      • Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi
      • Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.
      • Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.

⇒ Màu sắc hài hòa gợi nét đặc trưng của mùa xuân.
⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.

  • Tám câu thơ tiếp theo: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
    • Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
    • Hội đạp thanh: dạo chơi trên cỏ.
    • Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
      • Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
      • Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui, náo nhiệt.
      • Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức và nét truyền thống văn hóa tốt đẹp: tết Thanh minh.

  • Sáu câu thơ cuối: Cảnh tan hội lúc chiều tà.
    • Bóng ngả về tây: thời gian, không gian chuyển sang chiều tối
    • Cảnh vật và người: không còn ồn ào náo nhiệt mà cứ nhạt dần, lặng dần.
    • Từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.

⇒ Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra.

3. Kết bài

  • Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, hài hòa, thanh khiết.
  • Nghệ thuật:
    • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

Gợi ý làm bài:

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

Đoạn trích nằm ở sau đoạn Chị em Thúy Kiều. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

 

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Cảnh ngày xuân do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?