Bộ đề thi HSG môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Hạ Long có đáp án

TRƯỜNG THPT HẠ LONG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN SINH HỌC- LỚP 11

( Thời gian làm bài 180 phút)

1. ĐỀ 1

Câu 1. Để giảm bớt sự mất nước do quá trình thoát hơi nước, cây xanh đã thích nghi như thế nào?

Câu 2.

            a. Tại sao khi thiếu một số nguyên tố khoáng ở thực vật, lá cây có hiện tượng vàng bắt đầu từ các lá già nhưng khi thiếu một số nguyên tố khoáng khác, lá cây lại vàng từ các lá non ?

            b. Trong rau có hàm lượng nitrat quá cao có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con người không? Giải thích.

Câu 3. Khi so sánh quang hợp ở hai nhóm thực vật C3 và C4, người ta thấy có nhiều đặc điểm khác nhau, trong đó có:

            a. Số lượng ATP cần cho việc hình thành 1 phân tử glucôzơ. Nêu số lượng ATP và giải thích.

            b. Hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với ở thực vật C4. Giải thích.

Câu 4. Sự tạo thành ATP trong hô hấp của thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng vào những quá trình sinh lí nào ở cây?

Câu 5.

            a. “Gibêrelin được ứng dụng để kích thích cây ngày ngắn hoặc cây ngày dài ra hoa trái vụ đều cho hiệu quả như nhau”. Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.

            b. Trình bày cơ chế tạo quả không hạt.

Câu 6.

            a. Giải thích tại sao khi thở mạnh hết sức nhưng phế nang không bị giãn nở quá mức và cũng không bao giờ bị xẹp hoàn toàn.

            b. Giải thích sự khác nhau có thể có về hoạt động tim, phổi giữa một người sống lâu trên vùng núi cao và một người sống lâu ở vùng đồng bằng cùng chơi thể thao với nhau.

Câu 7.

            a. Một bệnh nhân bị hở van tim hai lá. Hãy cho biết:

            - Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Tại sao?

            - Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?

            - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao?

            - Tim của bệnh nhân trên bị ảnh hưởng như thế nào?

            b. Trình bày các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người.

Câu 8.

            Tế bào thần kinh mực ống có giá trị điện thế nghỉ là -70mV. Hãy cho biết điện thế nghỉ và điện thế hoạt động thay đổi như thế nào trong các trường hợp thí nghiệm sau? Giải thích.

            a. Tế bào thần kinh giảm tính thấm đối với ion K+.

            b. Kênh Na+ luôn mở.

Câu 9. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.

            a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?

            b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia vào điều chỉnh lại cân bằng và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?

Câu 10.

            a. Người ta kiểm tra sự xuất hiện của hoocmôn HCG trong nước tiểu của người phụ nữ để kiểm tra tình trạng có thai hay không. Giả sử có một loại thuốc ức chế thụ  thể của HCG thì kết quả sẽ như thế nào trong trường hợp người phụ nữ mang thai ở tuần thứ 2 và tuần thứ 15 của thai kì ?

            b. Nồng độ prôgesteron trong máu thay đổi ở chu kì rụng trứng của người phụ nữ thay đổi như thế nào? Giải thích. Sự tăng và giảm nồng độ prôgesteron có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung?

Câu 11.

            Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: Dùng một bình nước treo ở một độ cao không đổi, nối vào một ống cao su rồi chia thành 2 nhánh: một nhánh nối vào ống thủy tinh, nhánh kia nối vào ống cao su, cho chảy vào 2 lọ. Dùng một kẹp, kẹp nhịp nhàng vào ống cao su ở gốc cho nước chảy vào 2 lọ theo từng đợt.

            a. Nêu hiện tượng xảy ra trong hai lọ.

            b. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Đa số cây trong môi trường khô hạn có lá nhỏ với lớp cutin dày thích ứng hỗ trợ giảm bớt lượng nước bay hơi. Khí khổng ít, tập trung ở mặt dưới lá, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Lá ở vùng khô hạn: khí khổng giấu kín và che phủ bằng các lông tơ mịn tạo thành các túi có không khí yên lặng → chống sự bốc hơi nước tăng nhanh khi có không khí chuyển động.

- Cây rụng lá ở vùng nhiệt đới vào mùa khô ; thân làm nhiệm vụ quang hợp với những cây mất nước thường xuyên.

 - Các cây mọng nước thuộc họ Thuốc bỏng : khí khổng mở ban đêm khi không khí lạnh và ấm hơn, đóng ban ngày để ngăn chặn thoát hơi nước.

2

a.

- Một số nguyên tố khoáng khi cơ thể thực vật thiếu, lá cây có hiện tượng vàng bắt đầu từ các lá già vì:  các nguyên tố khoáng này có khả năng di động.

          Khi thiếu chúng sẽ vận chuyển các ion khoáng từ lá già lên cho các lá non sử dụng → lá non được cung cấp đầy đủ khoáng nên vẫn còn xanh, còn các lá già trở nên thiếu hụt nên vàng.

- Một số nguyên tố khoáng khi cơ thể thực vật thiếu, lá cây có hiện tượng vàng bắt đầu từ các lá non vì:  các nguyên tố khoáng này không có khả năng di động.

         Khi thiếu chúng sẽ không vận chuyển các ion khoáng từ lá già lên cho các lá non sử dụng → lá non thiếu hụt khoáng nên vàng, còn các lá già vẫn còn các nguyên tố khoángđể sử dụng thêm một thời gian nên bị vàng sau.

b. Trong rau có hàm lượng  nitrat  tích luỹ quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho sức khoẻ con người.

- Nitrat sẽ chuyển hoá thành nitrit (NO2).

+ Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin sẽ chuyển thành methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2 → Các bệnh về hồng cầu, như bệnh xanh da ở trẻ con. Ở người lớn thì methemoglobin có thể chuyển ngược thành hemoglobin

+ Nitrit (NO2)là chất có khả năng gây ung thư cho người.

+  Nitrit (NO2) là tác nhân gây đột biến gen.

3

a. Để hình thành một phân tử glucôzơ:           Thực vật C3 cần 18 ATP

                                                                      Thực vật C4 cần 24 ATP

Giải thích: minh họa bằng sơ đồ cố định CO2 ở thực vật C3 và thực vật C4.

b. Vì thực vật C3 có hô hấp sáng, nên tiêu phí mất 30-50% sản phẩm quang hợp, còn thực vật C4 không có hô hấp sáng.

- Thực vật C4: C5 (RiDP) + CO2 → 2C3 → Quang hợp (C6).

- Thực vật C3: C5 (RiDP) + CO2 → 1C3 → Quang hợp (½ C6) + 1C2 → Hô hấp sáng.

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

a. Không bao giờ bị căng quá mức vì khi thở ra, áp lực không khí kích thích các cơ quan thụ cảm giãn, gây ức chế trung tâm hít vào.

- Phế nang không xẹp hoàn toàn vì mặt trong của lớp tế bào biểu mô có một lớp các phân tử photpholipit - prôtêin tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của phổi.

b. Sự khác nhau về hoạt động tim, phổi: người sống lâu trên vùng núi cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống lâu ở vùng đồng bằng.

- Giải thích: người sống trên núi cao quen thở sâu hơn, có lực co tim mạnh hơn nên mỗi nhịp thở nhận được nhiều O2 hơn, mỗi lần tim giãn tống đi lượng máu nhiều hơn.

7

a. - Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan.

- Lượng máu giảm, vì tim co một phần nên máu quay trở lại tâm nhĩ.

- Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau, suy tim nên huyết áp giảm.

- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

b. Yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn người

- Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co lại ép vào thành tĩnh mạch, tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim.

- Do áp suất âm trong lồng ngực tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.

8

a.

- Do tính thấm giảm nên K+ đi ra ngoài ít → chênh lệch điện thế hai bên màng giảm → làm giảm giá trị tuyệt đối của điện thế nghỉ.

- Do chênh lệch điện thế hai bên màng giảm nên độ lớn của điện thế hoạt động giảm.

b. Khi kênh Na+ luôn mở, Na+ luôn đi vào → làm giảm chênh lệch điện thế hai bên màng → giá trị tuyệt đối của điện thế nghỉ giảm.

- Na+ vào tế bào cho đến khi cân bằng nồng độ Na+ hai bên màng → mất điện thế hoạt động.

9

a. - Nôn nhiều gây giảm thể tích máu và huyết áp, tăng pH máu.

- Hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi.

b.

- Hệ tiết niệu điều chỉnh thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và H+ thải theo nước tiểu. Renin, aldosteron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp thu Na+ và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc.

- Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải CO2. pH thấp làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các nơi dự trữ.

- Mất nước do nôn còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước để duy trì áp suất thẩm thấu.

10

a. - Nếu uống thuốc ở tuần thứ 2 sẽ ức chế thụ thể tại thể vàng thì gây xảy thai.

- Nếu uống thuốc vào tuần thứ 15 thì không sao, vì khi đó niêm mạc dạ con được duy trì bằng prôgesteron của nhau thai.

b. - Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra prôgesteron và estrogen làm cho nồng độ prôgesteron trong máu tăng lên.

Thể vàng thoái hóa làm cho LH giảm →gây giảm nồng độ prôgesteron trong máu.

- Nồng độ prôgesteron tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết ra FSH, LH, nang trứng không chín và trứng không rụng.

- Nồng độ prôgesteron giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất huyết kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH.

11

a. Hiện tượng:

- Lọ nối với ống cao su: nước chảy ra liên tục và nhiều hơn.

- Lọ nối với ống thủy tinh: nước chảy ra ngắt quãng và ít hơn.

b. Thí nghiệm trên chứng minh: tính đàn hồi của mạch máu: khi tim co bóp, tống máu theo từng nhịp nhưng trong hệ mạch máu vẫn chảy liên tục từng dòng.

 

2. ĐỀ 2

PHẦN I : SINH LÝ THỰC VẬT

 A.  Trao đổi nước

Câu 1.

Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng?

ĐÁP ÁN

. Mạch gỗ có cấu tạo thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng:

Cấu tạo

Tác dụng

Gồm quản bào và mạch ống là những tế bào chết, không có màng, không có bào quan bên trong, đầu cuối và bên đục thủng lỗ.

Tạo thành các ống rỗng, làm giảm lực cản

Thành được linhin hóa

Bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong.

Các lỗ bên sắp xếp sít nhau, lỗ bên của ống này thông với lỗ bên của ống bên cạnh

Tạo dòng vận chuyển ngang.

Câu 2.

Theo nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô:

- Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300.

- Tổng diện tích lá trung bình (cả 2 mặt lá) ở 1 cây là 6100 cm2.

- Kích thước trung bình của khí khổng là 25,6 x 3,3 micromet.

a. Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy?

b. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng là rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)?

          c. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Yếu tố nào làm ngưng trệ sự liên tục đó?

ĐÁP ÁN

a. Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà cây ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng, còn ở các lá khác thì mọc ngang. 

b.  Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn, vì các phân tử nước ở mép lá bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác.

 Diện tích khí khổng rất nhỏ nhưng số lượng khí khổng rất lớn đã tạo ra khả năng thoát hơi nước rất lớn.

            c. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ : Một phân tử nước từ mạch gỗ của lá được tách khỏi lực hút của phân tử nước trong mạch vận chuyển liên tục trong một cột nước từ rễ lên lá. Lực hấp dẫn, lực liên kết giữa các phân tử nước trong mạch gỗ là kết quả của sự hiện diện các cầu hiđrô giữa chúng.

               - Các yếu tố làm ảnh hưởng tới sự liên tục của cột nước trong mạch gỗ:

                       + Áp suất rễ là lực đẩy phía dưới (khoảng 3 – 4 atm).

                       + Sự thoát hơi nước ở lá là lực hút ở phía trên cùng (khoảng 30 – 40 atm), là nhân tố chính kéo cột nước liên tục đi lên.

                       + Trong mạch gỗ, cột nước có sự liên kết chặt chẽ giữa các phân tử nước và sự liên kết giữa các phân tử nước với phân tử xenlulôzơ của thành mạch.

 Nhờ 3 lực phối hợp đó, dòng nước trong mạch gỗ có thể dẫn lên cao hàng chục, hàng trăm mét.

               - Một bọt khí trong mạch sẽ làm đứt gãy sự liên tục của dòng nước, một số phân tử nước bị tách xa khỏi cầu hiđrô. Nước ở phần trên của bọt khí có thể dâng cao lên nhưng sẽ không có các phân tử nước thay thế vào, các phân tử nước ở dưới bọt khí bị gãy do lực kết bám bị ngừng trệ. Dòng nước qua mạch gỗ không thể chuyển vận xa hơn nữa. Nước từ đất không lên lá được.

B.Dinh dưỡng khoáng và nitơ

Câu 1.

a.Trình bày sự biến đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ trong đất. Vai trò của VSV trong quá trình biến đổi này như thế nào?

ĐÁP ÁN

a.Sự biến đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ trong đất

                 Dưới đất, đạm hữu cơ là xác động, thực vật, rác rưởi . . luôn được biến đổi thành đạm vô cơ dưới tác dụng của vi khuẩn và nấm. gồm các giai đoạn :

                     + Sự hóa mùn: xác động, thực vật, rác rưởi . . bị các vi khuẩn và nấm làm nát rữa thành chất màu nâu gọi là mùn. Protein trong xác chết bị biến đổi thành axit amin.

                     + Sự hóa amoniac : biến đổi các axit amin trong mùn thành NH3 dưới tác dụng của vi khuẩn và nấm.

                     + Sự Nitrit hóa : vi khuẩn Nitrosmonas oxy hóa NH3 thành axit nitric.

                                 NH3 + 02          HN02 + H2O +158 kcal.

                              Các axit Nitric gặp các bazo trong đất tạo thành nitric.

                                 HN02 + NaOH            NaN02 + H2O.

                      + Sự Nitrat hóa : vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa nitric thành nitrat hòa tan để thực vật hấp thụ               NaN02 + ½ 02                   NaN03.

Câu 2.

 Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần liều lượng ít, mà cây trồng vẫn không đạt năng suất cao nếu không cung cấp đủ nhu cầu của các nguyên tố này? Cho vài ví dụ cụ thể sự cần thiết của các nguyên tố vi lượng đó (Fe, Mn, Zn...)?

ĐÁP ÁN

                - Vì nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các enzim.

                         + Năng suất cây trồng phụ thuộc vào cường độ của quá trình trao đổi chất (quang hợp, hô hấp, trao đổi chất...), sinh trưởng và phát triển của cây. Tất cả những quá trình này đều cần sự xúc tác của enzim.

                         + Nồng độ và khả năng hoạt hoá của enzim phụ thuộc nhiều vào sự có mặt và nồng độ các vi lượng trong cây.

                - Ví dụ:

                          + Fe là thành phần cấu trúc bắt buộc của enzim xitôcrôm, xúc tác phản ứng ôxi hoá khử.

                          + Mn tham gia vào xúc tác chuyển hoá nitơ, phân giải nguyên liệu trong chu trình Crebs.

                           + Zn tham gia vào tổng hợp triptophan tiền thân của IAA.

C.Quang hợp ở thực vật

{-- Nội dung đề và đáp án phần Quang hợp của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

D.  Hô hấp ở thực vật

Câu 1.

Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra ?Giải thích.Nếu khí hậu trong một vùng địa lý tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật C3 , C4 và CAM ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào ?

ĐÁP ÁN

- Trong điều kiện khí hậu khô ,nóng vào ban ngày ,cây C3 khép hờ khí khổng nhờ đó tránh mất nước quá nhiều.

- Khi khí khổng khép hờ hoặc hoàn toàn thì nồng độ CO2 trong các xoang khí của lá thấp và nồng độ O2 cao thì enzym Rubisco xúc tác cho RiDP liên kết với oxi thay vì với CO2 tạo ra axit glicolic đi ra khỏi lục lạp đến peroxixôm và bị phân giải thành CO2.Hiện tượng này được gọi là hô hấp sáng .Hô hấp sáng không tạo ATP cũng như không tạo ra đường như trong quá trình quang hợp.

- Nếu khí hậu của một vùng bị nóng và khô hơn thì CLTN sẽ làm gia tăng dần số lượng các loài cây C4 và CAM vì những cây này có các cơ chế quang hợp thích hợp với điều kiện khô nóng

- Ngược lại ,số lượng cây C3 giảm vì trong điều kiện khô nóng hiệu quả quang hợp của chúng sẽ giảm.

       Câu 2   Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật ,hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản : Bảo quản lạnh , bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.

ĐÁP ÁN

- Mục đích của việc bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng .Vì vậy , phải khống chế hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu

       + Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ ,độ ẩm và tỷ lệ nghịch với nồng độ CO2

       + Trong điều kiện nhiệt độ thấp ( bảo quản lạnh ) và điều kiện khô ( bảo quản khô ) hoặc trong điều kiện CO2 cao ( bảo quản nồng độ CO2 cao ) hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản được kéo dài .

  E. Sinh trưởng,phát triển ở thực vật

Câu 1.

 Khi tế bào nhu mô sinh dưỡng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo mô sẹo chưa phân chia và chưa phân hóa. Muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần 1 tỉ lệ đặc biệt của 2 loại Phytohoocmon nào? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng.

ĐÁP ÁN

          - Hai loại Phytocrom là Auxin và Xitokinin.

          -Vai trò của Auxin:

                 +Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm giãn tế bào, tác động đến vận động theo ánh sáng và vận động theo trọng lực

                 +làm cho chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh (ưu thế đỉnh hay ức chế chồi bên)

                 + kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, kìm hãm sự rụng (hoa, quả, lá)

                 +thúc đẩy sự chuyển động chất nguyên sinh.

          - Vai trò của Xitokinin:

                    + tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới

          + ngăn chặn sự hoá già (có liên quan tới sự ngăn chặn sự phân huỷ prôtein, axít nuclêic và diệp lục.)

Câu 2.

Nêu các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng để phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

ĐÁP ÁN

a ) Nêu các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng để phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá

mầm .

Cơ quan sinh dưỡng

Cây một lá mầm

Cây hai lá mầm

  1. Thân

 

  1. Rễ
  2. Hoa
  3. Chu kỳ sinh dưỡng

- Gân lá song song

- Bó mạch xếp lộn xộn

 

- Rễ chùm

- Hoa mẫu ba

- Thường là một năm

- Gân lá phân nhánh

- Bó mạch xếp hai bên tầng

sinh mạch

- Rễ cọc

- Hoa mẫu bốn hay năm

- Hai hay nhiều năm

 

 

PHẦN II: SINH LÝ ĐỘNG VẬT

A.  Hô hấp ở động vật

Câu 1.

          Để tối ưu hoá hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hố hấp phải có những đặc điểm gì ?Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay lượn.

ĐÁP ÁN

+ Đặc điểm của bề mặt hô hấp :

    - Bề mặt hô hấp cần phải mỏng ,rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng khuyếch tán qua

    - Có mạng lưới mao mạch phát triển và thường chảy theo hướng ngược chiều với dòng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía của bề mặt hô hấp.

+ Đặc điểm của bề mặt hô hấp của chim :

     - Dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí ngược chiều với dòng khí đi qua các ống khí

         - Phổi của chim gồm các ống khí xếp song song và các túi khí có thể co giãn giúp cho việc thông khí qua phổi theo một chiều và luôn giàu oxi cả khí hít vào và khí thở ra.

 B.Tuần hoàn

Câu 1.

a. Chức năng của tuần hoàn ngoại vi là gì?

 

b. Tại sao 2 tâm nhĩ co gần như đồng thời nhưng tâm thất thường co sau tâm nhĩ?

a)

* Chức năng của tuần hoàn ngoại vi(mạch):

- Vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng trong cơ thể

- Trao đổi chất với dịch nội môi.

- Điều hoà huyết áp

- điều chỉnh dòng máu tới các cơ quan

b)

*Vì:

- Nút xoang nhĩ phát xung -> lan truyền khắp xoang nhĩ phải và do thành xoang nhĩ mỏng nên xung truyền nhanh sang xoang nhĩ trái-> xoang nhĩ trái chỉ co sau xoang nhĩ phải chỉ 1 chút không đáng kể.

- Xung điện do nút xoang nhĩ phát ra truyền xuống tâm thất nhưng bị 2 van nhĩ thất cản lại( 2 van đóng vai trò làm vật cản xung điện), xung chỉ truyền xuống được nút nhĩ thất rất chậm-> nút nhĩ thất phát xung-> lan theo bó his cà mạng lưới puôckin sang 2 tâm thất như nhau-> 2 tâm thất co cùng lúc nhưng sau tâm nhĩ.

Câu 2.

     Một bệnh nhân bị hở van tim ( van nhĩ thất đóng không kín )

  1. Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Tại sao ?
  2. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim ( thể tích tâm thu có thay đổi không ?Tại sao ?
  3. Huyết áp động mạch có thay đổi không ?Tại sao ?
  4. Hở van tim gây nguy hại nào đến tim ?

ĐÁP ÁN

     - Nhịp tim tăng ,đáp ứng nhu cầu máu của cơ quan

     -  Lượng máu giảm ,vì tim co một phần nên máu quay trở lại tâm nhĩ

     -  Thời gian đầu , nhịp tim tăng lên huyết áp động mạch không thay đổi .Về sau ,suy tim nên huyết áp giảm

     - Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

C. Thần kinh

Câu 1.

Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hoá học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hoá học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hoá học ? 

ĐÁP ÁN

  1. Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng xinap gây khử cực màng sinh chất ,làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca+2 vào trong chuỳ xinap .Ca+2 làm xi náp gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap.Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động của tế bào sau xinap
  2. Ưu điểm của xináp hoá học :

+ Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với xináp điện , nhờ việc điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xináp.Ngoài ra ,mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn

+ Dẫn truyền xung theo một chiều

          + Chất trung gian hoá học khác nhau ở mỗi xi náp gây ra những đáp ứng khác nhau .

Câu 2.

Hai nơron cùng loại A và B có nồng độ Na+  ở dịch ngoại bào khác nhau .Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A .Nếu kích thích hai nơron này với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không ? Tại sao ?

ĐÁP ÁN

Độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron khác nhau

  1. Chênh lệch nồng độ Na+ ở nơron B cao hơn nơron A nên khi kích thích Na+ đi vào trong nơron B nhiều hơn làm bên trong trở nên dương hơn vì thế độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở nơron B lớn hơn .

 D. Nội tiết và cân bằng nội môi

Câu 1.

Cân bằng nội môi là gì? Điều gì xảy ra khi cân bằng nội môi bị phá vỡ .Trình bày sự điều hoà pH của môi trường trong để giữ vững cân bằng nội môi .

ĐÁP ÁN

- Cân bằng nội môi là trạng thái ổn định của môi trường bên trong để đảm bảo hoạt động sinh lý bình thường của các tế bào và cơ quan trong cơ thể ( ổn định nhiệt độ , áp suất , pH )

- Nếu cân bằng nội môi bị phá vỡ sẽ gây tình trạng rối loạn trong hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể ,từ đó ảnh hưởng đến sự chuyển hoá trong tế bào.

     + ASTT thay đổi làm thay đổi lượng nước trong tế bào dẫn tới ảnh hưởng của chuyển hoá

     + pH , nhiệt độ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của enzym do đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá của các tế bào trong cơ thể .

     + Điều hoà pH là nhờ các hệ đệm : bicacbonat , photphas và protein .

Câu 2.

Hoạt động của thận được điều tiết như thế nào trong những trường hợp sau đây

  1. Áp suất thẩm th ấu của máu tăng cao sau bữa ăn có quá nhiều muối
  2. Khối lượng máu giảm do cơ thể bị mất nước .

ĐÁP ÁN

- ASTT của máu tăng cao kích thích lên vùng dưới đồi làm tăng giải phóng ADH ở tuyến yên .

  +  ADH kích thích ống lượn xa và ống góp tái hấp thu nước

  + Vùng dưới đồi còn gây cảm giác khát ,động vật tìm nước để uống

  1. Khối lượng máu giảm làm giảm HA đến thận

 + Bộ máy cận quản cầu tiết Renin

 + Angiôtesin kích thích vỏ thượng thận tiết anđosteron tăng tái hấp thu Na+ ( kèm theo nước ở ống lượn xa )

+ Angiôtensin còn làm co động mạch nhỏ đến thận làm giảm lọc ở cầu thận .

 E. Sinh sản ở động vật

Câu 1.  

            Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng ,hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào?Chu kỳ kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích ?

ĐÁP ÁN

Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược bởỉ estrogen và progesteron.

  1. Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra vì chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do estrogen và progesteron được buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung kèm máu theo chu kỳ.
  2. Xương xốp dễ gãy ( bệnh loãng xương) nguyên nhân là do thiếu estrgen nên giảm lắng đọng canxi vào xương.

Câu 2.  

           Vì sao nồng độ progesterôn trong máu thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.Sự tăng và giảm nồng độ prôgesteron có tác dụng như thế nào đến niêm mạc tử cung?

ĐÁP ÁN

- Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kỳ kinh nguyệt tiết ra progesteron và estrogen làm cho nồng độ progesteron trong máu tăng lên .Thể vàng thoái hoá làm cho LH giảm từ đó gây nên giảm nồng độ progesteron trong máu .

- Nồng độ progesteron tăng lên làm dày niêm mạc tử cung ,chuẩn bị đónhợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH , LH , nang trứng không chín và trứng không rụng; Nồng độ progesteron giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên ,làm tuyến yên tiết FSH và LH.

PHẦN III : KỸ NĂNG THỰC HÀNH

    Cho một túi hạt lúa đang nảy mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong phòng thí nghiệm.

      a) Thiết kế một thí nghiệm để chứng minh hô hấp sinh CO2 và tỏa nhiệt.

      b) Vì sao lại sử dụng hạt lúa đang nảy mầm để tiến hành thí nghiệm?

      c) Hệ số hô hấp là gì? Xác định hệ số hô hấp của các nguyên liệu sau: Axit stearic (C18H36O2), saccaro ( C12H22O11), axit malic ( C4H6O5).

ĐÁP ÁN

a) Thiết kế thí nghiệm:

-  Chuẩn bị: Một bình thủy tinh có thể tích 2-3l, có nút, một nhiệt kế, một hộp xốp to cách nhiệt, cốc nước vôi trong.

-  Tiến hành:

+  Cho hạt vào bình thủy tinh.

+  Đặt cốc nước vôi trong, nhiệt kế vào bình và ghi nhiệt độ của nhiệt kế.

+  Đậy nút cao su thật chặt, kín.

+  Đặt bình vào hộp xốp cách nhiệt.

-  Kết quả: Sau 90 -120 phút (1,5-2h) nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu. Cốc nước vôi trong → đục. Kết luận: Hô hấp thải CO2 và tỏa nhiệt.

b) Hạt đang nảy mầm quá trình hô hấp diễn ra rất mạnh nhằm cung cấp năng lượng và các chất trung gian cho quá trình hình thành thân, rễ mầm. Năng lượng tạo ra tích lũy ở dạng ATP và phần còn lại thải ra dưới dạng nhiệt năng → cho kết quả chính xác.

c) Hệ số hô hấp của gluco RQ = số phân tử CO thải ra/ số phân tử O2 lấy vào.

-  Axit stearic (C18H36O2) => RQ = 0,96

-  Saccaro ( C12H22O11) => RQ = 1

-  Axit malic ( C4H6O5) => RQ = 1,33

3. ĐỀ 3

Phần I: Sinh lí thực vật:

Câu 1: Trao đổi nước

a. Macximôp - nhà sinh lí thực vật người Nga nói: Thoát hơi nước là tai họa cần thiết của cây. Hãy giải thích.

b. Trong điều kiện rễ cây bị ngập úng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng gì? Giải thích.

Câu 2: Dinh dưỡng khoáng và nito

a. Các iôn khoáng trong đất được tế bào lông hút của rễ cây hấp thụ bằng những cơ chế nào?

b. Nếu ngâm một bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh metylen. Sau đó nhấc ra rửa sạch bằng nước cất rồi lại nhúng vào dung dịch CaCl2. Hãy cho biết những hiện tượng gì đã xảy ra và giải thích ?

Câu 3: Quang hợp ở thực vật

a. Nếu thiếu ôxi thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tổng hợp ATP hóa thẩm thấu ?

b. Trong điều kiện nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 cao và có ánh sáng thì ở thực vật C3 sẽ xảy ra hô hấp sáng. Giải thích tại sao hô hấp sáng lại làm tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp ở thực vật C3?

Câu 4: Hô hấp ở thực vật

Nêu sự khác nhau về cấu tạo lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch ở thực vật C4. Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu 5: Sinh trưởng, phát triển ở thực vật

a. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?

b. Vào mùa đông trên các cánh đồng mía ở Cu Ba, người ta bắn pháo hoa vào ban đêm. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.

Phần II: Sinh lí động vật:

Câu 6: Hô hấp ở động vật:

 So sánh sự lưu thông khí ở phổi của chim và người

Câu 7: Tuần hoàn

a. Phân tích cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng?

b. Nêu các quy luật hoạt động của tim? Ý nghĩa của các quy luật đó?

Câu 8: Thần kinh:

a. Phân biệt sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và sợi trục không có bao miêlin.

b. Nêu những điểm khác nhau giữa sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ.

Câu 9: Nội tiết và cân bằng nội môi

Để đối phó với stress, các tuyến nội tiết đã gây ra một loạt các đáp ứng về mặt sinh lí trong cơ thể. Những đáp ứng đó là gì và các tuyến nội tiết đã tham gia như thế nào?

Câu 10: Sinh sản ở động vật

a.Thể vàng có vai trò gì ở người ? Trình bày cơ chế hình thành và thoái hóa thể vàng.

b.Tại sao trong quá trình thụ tinh chỉ có 1 tinh trùng kết hợp với trứng?

c. Một người phụ nữ dùng thuốc tránh thai (vỉ có 28 viên) để ngăn sự rụng trứng vì chưa muốn sinh con nhưng vẫn thấy hành kinh đều đặn. Hãy giải thích kết quả trên?

Phần III: Kĩ năng thực hành:

Câu 11 Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

a. "Tai họa" ở đây là muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.  - "Tất yếu" là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì:

+ Có thoát hơi nước mới lấy được nước. Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng.

+  Hơn nữa, khi khí khổng mở sẽ tạo điều kiện cho việc khuếch tán CO2 và O2, điều hòa nhiệt độ trong cây.

           

b. Trong điều kiện rễ cây bị ngập úng lâu ngày, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ôxi. Khi đó, cây sẽ thực hiện hô hấp kị khí, tạo ra các chất hữu cơ và một lượng nhỏ ATP. Nếu tình trạng này kéo dài, cây sẽ thiếu năng lượng cho các hoạt động sống và bị chết.            

 

Câu 2

a.

* Cơ chế thụ động:                                                                                                 

+ Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất.                    

* Cơ chế chủ động: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động này.

+ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí rất cao (hàng chục, hàng trăm lần) ở rễ.

+ cần thiết phải có năng lượng ATP

+ kênh Protein            

b. Khi ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtylen, do tính thấm chọn lọc của màng tế bào sống nên các phân tử xanh mêtylen chỉ bám mặt ngoài rễ mà không khuyếch tán vào tế bào.

- Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl-  sẽ trao đổi với các ion H+ của tế bào rễ tạo ra khiến phân tử xanh metylen bị đẩy ra ngoài làm dung dịch có màu xanh.

 

Câu 3

a. Ôxi là chất nhận e cuối cùng trong chuỗi truyền e hô hấp. Vì thế khi thiếu ôxi, e chuyển đến phức hệ IV sẽ không đến chất nhận là ôxi phân tử mà tiếp tục được truyền đi → không thể trở về trạng thái ôxi hóa để nhận e  từ các phức hệ phía trước → các thành phần của chuỗi truyền e sẽ bị dừng lại và ATP sẽ không được tổng hợp.

- Tuy nhiên, khi dòng e khi chuyển qua phức hệ I, II, III đã tạo ra sự chênh lệch gradien H+ tạo động lực cho phức hệ ATP syntaza hoạt động cũng có thể tổng hợp 1 lượng ATP nhất định.

b.  Khi nồng độ CO2 cao, enzim Rubisco có hoạt tính cacboxylaza

CO2 + RiDP (ribulôzơ 1,5 đi P)  → 2 APG (axit photphoglixeric) → 2 AlPG (andehit photphoglixeric)    →    cacbohidrat                                                        

+ Khi nồng độ O2 cao, enzim Rubisco có hoạt tính oxigenaza

O2 + RiDP (ribulôzơ 1,5 đi P) → 1 APG + 1 AG (axit glicolic)  →  như vậy chỉ có 1 phân tử APG (axit photphoglixeric) tham gia hình thành cacbohidrat

 

Câu 4

 

 

 

 

 

 

 

Lục lạp của tế bào mô giậu

Lục lạp của tế bào bao bó mạch

 

 

Hạt grana phát triển, khối lượng nhỏ, dự trữ nhiều hạt tinh bột

Hạt grana kém phát triển, khối lượng lớn, dự trữ nhiều hạt tinh bột

 

 

Thực hiện pha sáng quang hợp là chủ yếu

Thực hiện pha tối quang hợp là chủ yếu

 

 

Khi nhuộm KI, bắt màu sáng hơn

Khi nhuộm KI, bắt màu sẫm hơn

 

 

  1. Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 vẫn tiếp tục diễn ra ở thực vật C3 và C4 nhưng ở thực vật CAM thì dừng lại. Vì: thực vật C3 và C4 , không sử dụng tinh bột làm nguyên liệu cho pha tối; trong khi đó, thực vật CAM lại tái sử dụng tinh bột.                   

Câu 5

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

 

 

 

Đặc điểm

Là hình thức sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ

Là hình thức sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân và rễ

 

 

 

Loại mô phân sinh

Mô phân sinh chồi đỉnh, mô phân sinh đỉnh rễ, mô phân sinh lóng

Mô phân sinh bên: tầng sinh bần và tầng sinh mạch

 

 

 

Đối tượng

Thực vật Một lá mầm và Hai lá mầm

Thực vật Hai lá mầm

 

 

 

 

b. Mía là cây ngày ngắn và ra hoa vào mùa đông (mùa đông ngày ngắn, đêm dài ). Mía ra hoa sẽ tiêu tốn một lượng đường rất lớn, vì vậy để mía không ra hoa vào mùa đông sẽ phải cắt đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm.                  

- Biện pháp bắn pháo hoa ban đêm tạo làm Pđ→ Pđx, nên lượng Pđx đủ để ngăn cản sự ra hoa của cây mía.                                                                                  

Câu 6

So sánh:

.* ở  Người:

- TĐK bị gián đoạn lúc thở ra

- Vì phế nang là những túi kín --> có khí cặn

- Mỗi lần hít và có sự pha trộn giữa KK sạch với khí đã qua trao đổi (vì hít vào và thở ra qua cùng 1 đường) => PO2 tối đa trong các phế nang thường thấp hơn trong KK

* Ở chim :

- KK được lưu thông liên tục ko bị gián đoạn

- Không có khí cặn

- Không có sự pha trộn giữa KK sạch với khí đã qua trao đổi

- P02 tối đa trong phổi cao hơn so với người (vì KK được làm mới qua mỗi lần thở ra)

{-- Nội dung đáp án câu 7, 8 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 9

- Đáp ứng: tăng đường huyết, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nhịp thở, giảm cung cấp máu tới các cơ quan tiêu hóa, giảm cung cấp máu cho da đề tập trung cho các cơ xương, não, tăng tiết mồ hôi, tăng cường chuyển hóa lipit, protein tạo glucose (0,25đ)

- Tuyến nội tiết đã tham gia:

+ Vùng tủy tuyến trên thận tiết adrenalin và noradrenalin tăng cường hoạt động của thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, nhịp hô hấp, thúc đẩy quá trình phân giải glicogen ở gan và tế bào cơ xương, tăng cường chuyển hóa cơ bản

+ Vùng dưới đồi tiết các yếu tố giải phóng kích thích thùy trước tuyến yên tiết ACTH tác dụng lên vỏ trên thận tăng tiết coocticoit khoáng và coocticoit đường

  1. coocticoit khoáng: aldosteron tác dụng lên ống thận làm tăng quá trình thải H+, kích thích tái hấp thu Na+
  2. Coocticoit đường: phân giải protein thành axit amin, chuyển thành glucose càn thiết cho hô hấp tế bào, làm co mạch máu ngoại vi giúp duy trì huyết áp, giảm viêm, tổn thương mô lành

+ Thùy trước tuyến yên tiết HGH, TSH làm tăng cung cấp glucose cho hô hấp tế bào, tăng chuyển hóa cơ bản

 

Câu 10

a. - Thể vàng tiết progesteron. Ostrogen và progesteron ức chế tiết FSH và LH, ức chế sự phát triển của nang trứng dẫn đến không có chín trứng và rụng trứng.

- Hình thành: FSH thúc đẩy sự chín và rụng trứng, thúc đẩy buồng trứng tiết Ostrogen. Nồng độ ostrogen cao kích thích tăng tiết FSH và LH, đến giữa chu kì trứng chín và rụng dưới tác dụng của LH biến đổi nang trứng thành thể vàng.

- Thoái hóa: thể vàng tiết progesteron. Oestrogen và progesteron ức chế tiết FSH và LH, do LH giảm dẫn đến thể vàng bị thoái hóa.

b. Khi tinh trùng gắn với màng tế bào trứng làm biến đổi điện thế màng ở tế bào trứng à ngăn cản nhanh không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng, đồng thời gây giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất trong tế bào chất.

Sự tăng đột ngột nồng độ Ca2+ trong tế bào chất gây phản ứng vỏ.

Các hạt vỏ gắn vào màng sinh chất của tế bào trứng và giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa màng sinh chất và màng sáng. Các enzim trong dịch hạt vỏ gây phản ứng làm cứng màng sáng lại, ngăn không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng, đồng thời chất mucopolisaccharit của dịch hạt vỏ tạo nên áp lực thẩm thấu kéo nước vào khe giữa màng sinh chất và màng sáng làm cho màng sáng tách ra khỏi màng sinh chất

c. Viên thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là prôgesterôn và ơstrôgen. Hai hoocmôn này có tác dụng kìm hãm vùng dưới đồi và tuyến yên tiết FSH và LH (kìm hãm trững chín và rụng), đồng thời duy trì niêm mạc tử cung, gây xung huyết, dày và xốp.

Trong vỉ thuốc tránh thai có 28 viên thì chỉ có 21 viên (từ số 1 đến 21) là có prôgesterôn và ơstrôgen, 7 viên còn lại là thuốc bổ.

Khi uống đến viên thứ 22 thì prôgesterôn và ơstrôgen cùng giảm tiết đột ngột làm co thắt các mạch máu và lớp niêm mạc tử cung khống được cung cấp máu sẽ bị hoại tử, bong ra và dẫn tới hành kinh như bình thường mặc dù trước đó trứng không hề rụng

Câu 11

- Chiết rút sắc tố:

+ Lấy 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối nghiền với axêton 80%.

+ Thêm axêton, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết ta được 1 hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.

- Tách các sắc tố thành phần:

+ Lấy một lượng benzene gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào hỗn hợp sắc tố, lắc đều rồi đề yên.

+ Vài phút sau quan sát dung dịch phân thành hai lớp:

  1. Lớp trên có màu xanh lục là do clorophyl tan trong axêton.

Lớp dưới có màu vàng là do carotenoit tan trong benzene

 

4. ĐỀ 4

Câu 1:

a. Rễ cây có những xu hướng thích nghi nào để tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng?

b. Tại sao thế nước âm của lá lại có thể tạo lực kéo trong thoát hơi nước ở thực vật?

c. Nhà làm vườn nhận thấy khi hoa Zinnia được cắt lúc rạng đông, một giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây. Song khi hoa được cắt buổi trưa, không thấy giọt nước như vậy. Em hãy giải thích hiện tượng này?

Câu 2:
a. Một nhà Sinh lý thực vật học  đã làm thí nghiệm như sau:
Lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ rồi lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Quan sát dung dịch CaCl2, nhà sinh lý học thực vật nhận thấy dung dịch từ không màu chuyển dần sang màu xanh. Anh sinh viên làm thí nghiệm cùng ông vẫn chưa hiểu tại sao lại có kết quả như vậy. Em hãy giúp nhà sinh lý thực vật này giải thích cho anh sinh viên hiểu.

b. Tại sao khi dư thừa nitơ, cây cao nhanh và thường gây đổ, lốp (không tạo quả, hạt)?

Câu 3:

a. Người ta chiết rút hệ sắc tố của thực vật bậc cao bằng dung môi hữu cơ và phương pháp sắc kí trên giấy để tách sắc kí thành phần, người ta thu được sắc kí đồ như sau. Hãy cho biết các vạch 1, 2, 3, 4 là những sắc tố nào? Giải thích

b. So với dung dịch clorophyl tách riêng, tại sao lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít hơn khi được chiếu sáng ?

Câu 4.

a. Sự tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng trong những quá trình sinh lí nào ở cây?

b. Giải thích tại sao hô hấp sáng ở thực vật lại làm giảm hiệu quả quang hợp?

Câu 5.

Giải thích cơ sở khoa học của việc làm sau:

a. Bấm ngọn mướp

b. Bấm ngọn su su

c. Nhổ mạ lên rồi cấy lại

d. Trồng khoai tây trái vụ

e. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua

f. Giấm chuối bằng đất đèn

g. Hiện tượng nở hoa, cụp lá ở cây xấu hổ

h. Thắp đèn sáng vào buổi tối cho cây thanh long

Câu 6.

Tại sao mang cá xương thích hợp cho trao đổi khí ở dưới nước nhưng không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn ? 

Câu 7.

a. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người ?

b. Trong cơ thể người, lượng oxi trong phổi chiếm 36% tổng lượng oxi trong cơ thể, lượng oxi trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13%. Trong khi đó, ở một loài động vật có vú, lượng oxi ở phổi, trong máu và các cơ tương ứng là 5%, 70% và 25%. Đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật này sống trong môi trường như thế nào ? tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố oxi như vậy ?

c. Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ?

Câu 8.

a.Ở một số người già, người ta vẫn thấy hiện tượng hình thành thêm các nơron mới. Có thể giải thích do ở những người này các tế bào thần kinh vẫn  còn khả năng phân chia hay không? Tại sao?

b.Tại sao ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh?

Câu 9.

Vì sao sản phẩm bài tiết của chim bay có nồng độ urê, uric rất cao? Đặc điểm này có lợi gì cho hoạt động sống của chúng?

Vì sao lạc đà có thể sống được ở sa mạc, nơi có rất ít nước?

Câu 10. Ưu và nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con?

Câu 11.

Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh ?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.Các phương thức của rễ nhằm tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng:

-Rễ ăn sâu , lan rộng, phân nhánh nhiều lần và có tế bào lông hút có hình dạng đặc biệt để tăng diện tích tiếp xúc với nước và muối khoáng.

- Nhiều loài cây cộng sinh với nấm tạo thành hệ nấm rễ.

b.Giải thích:

-Do nước vận chuyển từ vùng có thế nước cao hơn đến vùng có thế nước thấp hơn nên áp suất âm hơn ở bề mặt không khí-nước làm cho nước trong các tế bào xylem “bị kéo” vào tế bào thịt lá.

-Sau đó, nước trong các tế bào này lại bị kéo vào khoang không khí., từ đó nước khuếch tán ra ngoài thông qua lỗ khí. Theo cách này, thế nước âm của lá tạo lực “kéo” trong thoát hơi nước.

c.-Về đêm, không khí bão hòa hơi nước, hầu như không có sự thoát hơi nước, tế bào rễ tiếp tục bơm các ion khoáng vào xylem của trụ giữa. Trong khi đó, nội bì ngăn chặn ion khỏi thấm ra ngoài. Như vậy, sự tích lũy các chất khoáng làm giảm thế nước bên trong trụ giữa. Nước chuyển vào từ vỏ rễ làm phát sinh áp suất rễ-sức đẩy của xylem.

-Áp suất rễ vào lúc rạng đông đẩy tương đối mạnh vì lượng nước và ion được tích lũy trong xylem suốt đêm trong khi nước không hề bị thoát đi qua lá. Vì vậy,dòng nước này được trào ra qua bề mặt cắt của thân khi nhà làm vườn cắt hoa tại thời điểm này khiến cho có giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây.

-Vào buổi trưa, tốc độ thoát hơi nước mạnh, áp suất rễ không thể theo kịp thoát hơi nước nên hầu hết nước ở rễ bị chuyển lên lá và không có sự ứ đọng nào ở thân cây. Vì vậy, khi cắt hoa này vào buổi trưa không có giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây.

2

a.- Bộ rễ còn nguyên vẹn bao gồm các tế bào sống có tính thấm chọn lọc (chỉ cho các chất có lợi cho cây đi qua mà không cho các chất có hại cho cây đi qua mànd tế bào).

-Khi nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen, xanh mêtilen sẽ hút bám vào bề mặt các tế bào biểu bì của rễ mà không xâm nhập được vào bên trong tế bào bởi chất này gây độc cho tế bào. Sau khi rửa sạch bộ rễ, phần hút bám đó không bị rửa trôi mà vẫn được giữ lại trên bề mặt bộ rễ.

-Khi nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2, các  ion Ca2+ trong dung dịch thực hiện hút bám trao đổi với xanh mêtilen trên bề mặt hệ rễ: ion Ca2+ đi vào  còn xanh mêtilen đi ra khỏi hệ rễ vào dung dịch làm dung dịch từ không màu chuyển dần sang màu xanh.

- Thí nghiệm này vừa chứng minh được tính thấm chọn lọc của tế bào vừa chứng minh được có hiện tượng hút bám – trao đổi khoáng ở hệ rễ.

b.Giải thích:

-N có ảnh hưởng tới sự đồng hoá carbohydrrate. Khi thiếu, carbohydrrate sẽ tích luỹ ở tế bào sinh dưỡng, làm cho chúng dày lên. Nhưng khi thừa N và có các điều kiện thuận lợi, protein sẽ được tổng hợp từ nguyên liệu cơ bản. carbohydrrate làm giảm sự tích luỹ chất này ở thành tế bào sinh dưỡng, tạo ra nhiều chất nguyên sinh, kết quả là làm cho cây bị mọng nước, thân lá vươn dài và dễ gãy đổ.

- Khi thừa N, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng khác như P,K ,S  duy trì sinh trưởng sinh dưỡng làm chậm sự phát triển, kìm hãm sự ra hoa, tạo quả, hạt.

3

a.-Hỗn hợp dung môi rút ra từ lá chỉ có 4 nhóm sắc tố là diệp lục a, diệp lục b, caroten và xanthophyl và 4 vạch trên là 4 vạch của các sắc tố đó.

-Sắc tố nào kéo lên trước phụ thuộc phân tử lớn hay nhỏ: Sắc tố nào có khối lượng phân tử càng nhỏ thì di chuyển càng nhanh trên giấy sắc kí.

-Công thức phân tử của 4 nhóm sắc tố chính trong cây (nêu rõ) từ đó suy ra Mdlb>Mdla>Mxanthophyl>Mcaroten.

-Vậy: vạch 1 là diệp lục b, vạch 2 là diệp lục a, vạch 3 là xanthophyl, vạch 4 là caroten.

b. Vì

- Trong lục lạp, các e được ánh sáng kích thích và e bị giữ lại bởi chất nhận e sơ cấp nên không rơi trở lại trạng thái nền.Vì vậy tỏa nhiệt và phát sáng ít hơn………………….

- Trong dung dịch clorophyl tách riêng, các e được ánh sáng kích thích và không bị giữ lại bởi chất nhận e sơ cấp nên rơi vào trạng thái nền.Vì vậy phát sáng và tỏa nhiệt nhiều hơn………………………………………………………………………………………

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

- Mang cá thích hợp cho trao đổi khí ở dưới nước vì ngoài 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí còn có các đặc điểm:

+ Khoang miệng cá có khả năng làm thay đổi thể tích và tạo cho nước có khả năng đi từ phía trước => sau (mang) một cách nhịp nhàng................................................................

Nhờ hoạt động nhịp nhàng và gần như là đồng thời của cửa miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục....

- Mang cá không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn là do trên cạn các phiến mang dính chặt lại với nhau (do mất lực đẩy của nước) dẫn đến diện tích bề mặt trao đổi khí chỉ còn rất nhỏ, thêm vào đó khi lên cạn, không khí làm cho mang bị khô, khí O2  và CO2  không khếch tán được qua mang, kết quả là cá chết vì không hô hấp được.......

- Một số loài cá (trê, rô) sống dưới nước nhưng khi lên cạn vẫn có khả năng hô hấp là do chúng có cơ quan hô hấp phụ.......................................................................................

 

7

a. -Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim............................................................................................

-Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim ..............................................................................

b. -Do đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể ở loài động vật này cho phép chúng dự trữ được lượng oxi trong cơ thể giúp chúng có thể hoạt động trong điều kiện thiếu oxi ........

-Đây là đặc điểm thích nghi giúp loài động vật này có thể lặn được lâu dưới nước .........

c. Cấu tạo của hai nửa quả tim không đối xứng do:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim.................................................................................................................................

+ Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng............................................

+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.   Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày...........................................................................

+ Do cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất sự cân xứng giữa hai nửa tim...................................................................................................................

 

8

a.-Không thể giải thích là do ở những người này, các tế bào thần kinh vẫn còn khả năng phân chia vì: Các tế bào thần kinh không có trung thể nên bị mất khả năng phân chia từ khi đứa trẻ sinh ra...............................................

-Các tế bào thần kinh mới được hình thành ở người cao tuổi là do sự phân chia và biệt hóa của một số tế bào gốc vẫn tồn tại ở một vùng dự trữ tế bào gốc phôi......................................................................................................

 

b. Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh vì:

- Hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch có ít tế bào thần kinh, cấu tạo đơn giản nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm kém............................................................................

- Động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch thường có tuổi thọ ngắn nên ít thời gian học tập và rút kinh nghiệm...........................................................................................

9

a.- Sản phẩm bài tiết của chim bay có nồng độ urê, uríc rất cao vì khả năng hấp thu lại nước của cơ quan bài tiết của chim rất tốt nên sản phẩm bài tiết của chim có rất ít nước.

- Ý nghĩa của đặc điểm trên: Hạn chế uống nước khi bay

b.Vì:

- Lạc đà có thể ăn thức ăn khô và một lần có thể uống một lượng nước tương đương với ~ 1/3 trọng lượng cơ thể của nó. Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra rất chậm nên nước được tái hấp thu khá triệt để.

- Đặc biệt, quai Henle và ống góp của thận lạc đà dài hơn rất nhiều so với ở các loài động vật có vú khác  à giúp tăng tái hấp thu nước ở ống góp
à nhờ khả năng dự trữ tốt và sử dụng nước rất tiết kiệm, hiệu quả nên lạc đà có khả năng sống được ở sa mạc.

10

Hình thức

Ưu điểm

Nhược điểm

- Đẻ trứng

 

 

 

 

 

- Đẻ con

- Rút ngắn thời gian một chu kì đẻ.

- Giảm ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ.

- Sử dụng cả 2 hình thức thụ tinh.

- Tỉ lệ trứng thụ tinh, hiệu suất nở, tỉ lệ sống sót của con non cao.

- Con non ở giai đoạn yếu ớt được mẹ nuôi dưỡng và bảo vệ.

- Giảm phụ thuộc vào môi trường.

- Tỉ lệ sống sót và tỉ lệ nở trứng thấp.

- Con không được nuôi trong cơ thể mẹ.

- Tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp( thụ tinh ngoài).

- Kéo dài thời gian của những chu kì sinh sản( giảm mức sinh sản của những cá thể).

- Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho phát triển của con , bị ảnh hưởng nhiều.

- Chỉ sử dụng 1 hình thức thụ tinh( Thụ tinh trong).

 

11

* Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế bào.......................................................

* Thí nghiệm chứng minh giả thuyết:

- Lấy  1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng...................................................................................................................................

- Sau 1 thời gian quan sát:

+ Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay đổi......................................................................................................................

+ Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên........

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ đề thi HSG môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Hạ Long có đáp án, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các đề thi khác cùng chuyên muc:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?