Bộ đề thi HSG môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Bắc Ninh có đáp án

TRƯỜNG THPT BẮC NINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN SINH HỌC- LỚP 11

( Thời gian làm bài 180 phút)

1. ĐỀ 1

Câu 1:

 trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật

Nêu các động lực quyết định quá trình vận chuyển nước.

  1. Trong các động lực nêu trên, động ực nào là chủ yếu ? Vì sao ?
  2. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó.
  3. Trên co đường vận chuyển nước từ đất đến không khí qua thực vật, hãy cho biết: Thế nước ở đâu cao nhất, ở đâu thấp nhất trong cây, trong môi trường?

Câu 2:

            a) Vì sao nitơ được xem là nguyên tố dinh dư­ỡng quan trọng nhất của cây xanh ?

            b) Rễ cây hấp thụ đư­ợc dạng nitơ nào ? Tại sao trong cây lại có quá trình khử nitrat ?

            c)Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như­ thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư l­ượng NH3 đầu độc ? Điều đó có ý nghĩa sinh học nh­ư thế nào đối với cơ thể thực vật ?

Câu 3:

         a. Tại sao các phản ứng của chu trình Canvin thực hiện không trực tiếp phụ thuộc vào ánh sáng nhưng nó không thể xảy ra vào ban đêm?.

         b. Cho biết chức năng của lục lạp?

             - Tại sao lục lạp của thực vật bậc cao có hình bầu dục?

             - Lục lạp của cây ưa sáng và cây ưa bóng có gì khác nhau?.

Câu 4: Hãy giải thích tại sao:

        a. Khi trời nắng,nhiệt độ cao,gió mạnh,thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng?

        b. Thực vật C4 không có hô hấp sáng?

Câu 5:

Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt:

       a. Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu.

  1. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông.
  2. Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông.

Câu 6:

        a) Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở  dưới nư­ớc? Tại sao ở trên cạn cá sẽ bị chết?

        b) Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí như­ thế nào ?

Câu 7:

        a) Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ?

        b) ­Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở ?

Câu 8 ( 2,0 điểm): Người ta kích thích sợi trục của nơron và ghi được đồ thị điện thế hoạt động như sau (A)

Giả sử sau đó tiến hành 3 thí nghiệm độc lập:

+ TNo 1: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm giảm nồng độ K+ trong nơron.

+ TNo 2: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm tăng nồng độ K+ trong nơron.

+ TNo 3: Kích thích sợi trục của nơron với cường độ kích thích nhỏ hơn lúc đầu.

Hãy cho biết, thí nghiệm nào trong 3 thí nghiệm nêu trên gây nên sự thay đổi từ đồ thị điện thế hoạt động A (đường cong nét liền) sang đồ thị điện thế hoạt động B (đường con nét đứt quãng). Giải thích tại sao?

Câu 9: Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào?

Câu 10:

          a. Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật ?

      b. Hằng ngày phụ nữ uống viên tránh thai (chứa progesteron hoặc  progesteron  + ơstrogen tổng hợp ) có thể tránh được mang thai, tại sao?

Câu 11: Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit piruvic, 1 lọ glucozơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO2.

Hãy tiến hành 1 thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO2. Giải thích kết quả thí nghiệm?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

   Câu 1

          a. Các động lực quyết định:

  • Động lực đẩy của rễ.
  • Động lực hút của lá.

          -    Động lực trung gian.

b. Trong các động lực trên, động lực hút của lá là chủ yếu vì nó tạo ra một lực hút rất lớn, có thể kéo được cột nước lên cao hàng trăm mét, trong khi động lực đẩy chỉ đẩy được cột nước lên vài ba mét.

c. Vòng đai Caspari nằm trên thành của các tế bào nội bì, có vai trò ngăn nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển theo con đường thành tế bào và gian bào phải đi vào tế bào nội bì để điều chỉnh lượng nước, tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra.

d. Trong cây: Thế nước ở rễ cao nhất, ở lá thấp nhất. Trong môi trường: Thế nước cao nhất ở đất, thế nước thấp nhất ở không khí. Thế nước cao nhất ở đất là – 1bar, ở rễ là -4 bar. Thế nước thấp nhất ở lá là – 15 bar, ở không khí là – 800 bar.

Câu 2

  1. Nitơ được xem là nguyên tố dinh dư­ỡng quan trọng nhất của cây xanh vì:

- Nitơ vừa có vai trò cấu trúc là thành phần của hầu hết các chất trong cây như­ protein, axitnucleic,enzim, sắc tố quang hợp ,ATP, ADP, các chất điều hoà sinh tr­ưởng.

- Nitơ vừa tham gia vào các quá trình chuyển hoá vật chất & năng lượng thông qua enzim

- Cây thiếu nitơ lá kém xanh , sinh trư­ởng bị ức chế

b) *Rễ cây hấp thụ được nitơ dạng NH4+ và NO3­-

- Trong cây có quá trình khử nitrat vì khi hình thành các aa thì cây cần nhiều nhóm NH2 nên trong cây có quá trình biến đổi dạng nitrat thành dạng amôn

- --Khi NH3 trong cây tích luỹ nhiều sẽ gây độc cho cây. Lúc đó tế bào thực vật hình thành amít: aa đi cácbôxilic+ NH3  ---->A mít

Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng:

+ Đó là cách giải độc tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc khi NH3tích luỹ nhiều trong cây

+ Amít là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp aa trong cơ thể khi cần thiết

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về -}

Câu 5

Một trong những nội dung rất quan trọng của thuyết quang chu kì là: Thời gian ban đêm quyết định quá trình rar hoa. Vì vậy:

a. Cúc ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày, thích hợp cho cúc ra hoa. Thắp đèn ban đêm ở vườn hoa cúc vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để hoa cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm hơn vào mùa đông ( khi không thắp đèn nữa) sẽ có cuống dài hơn, đóa hoa to hơn, đẹp hơn và mùa đông ít chủng loại hoa hơn, nhu cầu hoa lại lớn hơn, hoa cúc bán sẽ có lợi nhuận cao hơn.

b. Thanh long ra hoa vào mùa hè,mùa có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. Vì vậy, mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, thanh long không ra hoa. Để thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để cắt đêm dài thành hai đêm ngắn.

c. Mía là cây ngày ngắn và ra hoa vào mùa đông (mùa đông ngày ngắn, đêm dài). Nhưng mía ra hoa sẽ tiêu tốn một lượng đường rất lớn.Để mía không ra hoa vào mùa đông sẽ phải cắt đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm.

Câu 6

 a)* Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở  dưới nư­ớc vì:

-ở dưới nước do lực đẩy của nướclàm các phiến mang xoè ra làm tăng diện tích trao đổi khí

- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóngcủa miệng  làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang

- Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất TĐKgiữa máu&dòng nước giàu O2 đi qua mang

* ở trên cạn cá sẽ bị chết vì :

- Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nướcnên các phiến mang & các cung mang xẹp lại, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt TĐK còn rất nhỏ

- Hơn nữa khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được & cá sẽ chết trong thời gian ngắn

b) -ở côn trùng  sự TĐK được thực hiện qua hệ thống ống khí.Các ống khí phân nhánh dần thành các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể & thực hiện sự TĐK

 - Hệ thống ống khí thông với bên ngoài nhờ các lỗ thở

 - Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng

 

Câu 7

  1. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:

- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ

- Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ tiếp đó là pha co tâm thất & kết thúc là pha dãn chung

 - Thời gian mỗi chu kỳ khoảng 0,8s, trong đó TN co khoảng 0,1s nghỉ 0,7s, tâm thất co 0,3s, nghỉ 0,5s. Pha dãn chung 0,4s.

Như vậy thời gian nghỉ trong một chu kỳ tim của các ngăn tim nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi

     b) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là: Trong hệ tuần hoàn kín:

 -  Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao

 - Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa

 -Điều hoà phân phối máu đến các cơ quan nhanh

- Đáp ứng được nhu cầu TĐK & TĐC cao

Câu 8

+ TNo 1: Gây nên sự thay đổi đồ thị từ A sang B

+ Giải thích:

- Giảm K+ → làm giảm chênh lệch điện thế ở  2 bên màng, giảm giá trị điện thế nghỉ (từ 70 mV còn 50 mV) và điện thế hoạt động.

- Tăng K+ làm tăng giá trị điện thế nghỉ và điện hoạt động

- Giảm cường độ kích thích chỉ làm giảm tần số xung thần kinh

Câu 9

- Cảm giác khát xảy ra khi thẩm áp máu tăng, huyết áp giảm hoặc do mất nước hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều, làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng gây tăng thẩm áp máu. Tất cả những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu điều hòa cân bằng nước ở vùng dưới đồi, gây nên cảm giác khát. Biểu hiện rõ nhất của cảm giác khát là khô miệng, nước bọt tiết ít và quánh.

 - Cảm giác khát một mặt sẽ dẫn tới nhu cầu uống nước, mặt khác sẽ có cơ chế làm giảm lượng nước tiểu bài xuất để điều chỉnh thẩm áp máu trở lại bình thường

Câu 10

  1. Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:

-Về cơ quan sinh sản:

    + từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính

    + Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng

    + Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể ( lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt ( đơn tính)

- Về phương thức sinh sản:

     + Từ đẻ trứng đến đẻ trứng thai đến đẻ con

     +Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong 

     + Từ  tự thụ tinh đến thụ tinh chéo

b)Uống viên tránh thai hàng ngày có thể tránh thai vì:

      - Khi uống viên tránh thai hàng ngày ,nồng độ các hooc môn này trong máu cao gây ức chế lên tuyến yên & vùng dưới đồi làm vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH, LH

     - Do nồng độ  GnRH,  FSH &LH giảm nên trứng không chín & không rụng giúp tránh được mang thai

Câu 11

  1. Thí nghiệm:
  • ống 1: Axit piruvic + dịch nghiền tế bào
  • Ống 2: Axit piruvic + ti thể
  • Ống 3: Glucozơ + dich nghiền tế bào
  • ống 4: Glucozơ + ti thể

Đưa cả 4 ống vào tủ ấm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Sau một thời gian có kết quả như sau: ống 1, 2, 3 có CO2 bay ra, ống 4 thì không

  1. Giải thích
  • Ống 1, trong dịch nghiền TB có ti thể, do đó ống 1 và  2 axit piruvic đi vào ti thể -> hô hấp xảy ra ->CO2
  • Ống 3: Glucozơ trong TBC -> axit piruvic -> đi vào ti thể -> CO2
  • Ống 4: Glucozơ không biến đổi thành axit piruvic do không có môi trường TBC -> Không có CO2 bay ra
     
 

2. ĐỀ 2

Phần I: SLTV

Câu 1: Trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật

  1. Nêu các động lực quyết định quá trình vận chuyển nước.
  2. Trong các động lực nêu trên, động lực nào là chủ yếu? Vì sao?
  3. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó.
  4. Trên con đường vận chuyển nước từ đất đến không khí qua thực vật, hãy cho biết: Thế nước ở đâu cao nhất, thấp nhất trong cây, trong môi trường? Thế nước cao nhất và thấp nhất có thể là bao nhiêu bar?

Câu 2: Quá trình cố định nitơ khí quyển:

  1. Vì sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định nitơ: nhóm tự do và nhóm cộng sinh?
  2. Người ta nói: Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó có đúng không? Vì sao?
  3. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ.
  4. Người ta đã vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?

Câu 3: Trong quá trình quang hợp ở thực vật C4:

  1. Quá trình cacboxi hóa xảy ra ở đâu?  Cấu trúc của nó khác nhau như thế nào?
  2. Nguồn CO2 và các enzim cacboxi hóa cho các quá trình cacboxi hóa đó?
  3. Thực vật C4 thực hiện quá trình cacboxi hóa trong điều kiện môi trường nào?

Câu 4:

  1. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men về:  điều kiện, chuỗi chuyền electron, chất nhận H+ và electron.
  2. Vì sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3?

Câu 5: Hãy cho biết tỉ lệ hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng sau đây điều chỉnh  hiện tượng hoặc quá trình sống nào?

  1. Auxin/Xitokinin.
  2. AAB/Giberelin.
  3. Auxin/Etilen.
  4. Xitokinin/AAB.

Phần I: SLĐV

Câu 1: Trung khu hô hấp  ở người hoạt động như thế nào?

Câu 2:

  1. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
  2. Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

Câu 3:

  1. Trình bày cách ghi điện thế nghỉ và cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
  2. Vẽ sơ đồ điện thế hoạt động và điền tên vào các giai đoạn của điện thế hoạt động vào sơ đồ. Trình bày cơ chế xuất hiện điện thế hoạt động.

Câu 4:

  1. Tại sao thiếu iôt gây ra bệnh bướu cổ, cơ thể chịu lạnh kém?
  2. Dậy thì ở trẻ em nam và nữ là do tác động của hoocmôn nào?

Câu 5:

  1. Thể vàng là gì? Chức năng của thể vàng.
  2. Chức năng của nhau thai.

Phần II: Kĩ năng thực hành

Câu 1: Trình bày hai thí nghiệm chứng minh tính thấm chọn lọc của tế bào sống?

ĐÁP ÁN

Phần I: SINH LÝ THỰC VẬT

Câu 1:

a) Các động lực quyết định:  Động lực đẩy của rễ. Động lực hút của lá. Động lực trung gian.

b) Trong các động lực trên, động lực hút của lá là chủ yếu vì nó tạo ra một lực hút rất lớn, có thể kéo được cột nước lên cao hang trăm mét, trong khi động lực đẩy chỉ đẩy được cột nước lên vài ba mét.

c)

- Vòng đai Caspari nằm trên thành của các TB nội bì.

- Vai trò: Ngăn nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển theo con đường thành TB và gian bào phải đi vào TB nội bì để điều chỉnh lượng nước, tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra.

d)

- Trong cây: thế nước ở rễ cao nhất (- 4 bar), ở lá thấp nhất (- 15 bar).

- Trong môi trường: thế nước ở đất cao nhất (-1 bar), thế nước ở không khí thấp nhất (- 800 bar).

Câu 2:

a) Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: lực khử, ATP, enzim nitrogenaza và enzim này hoạt động trong điều kiện yếm khí. Vì vậy, nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do, còn nếu không có đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủ.

b) Đúng. Vì chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ để nhận nhóm NH2 thành các axit amin, do đó trong cây sẽ tích lũy quá nhiều NH3 gây độc.

c) Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ. ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.

d)

- Trong thực tiễn, khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ, sục bùn với mục đích tạo điều kiện tốt cho rễ cây hô hấp hiếu khí tốt.

- Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (thủy canh), trồng cây trong không khí (khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.

Câu 3:

  1. Xảy ra ở cả hai loại lục lạp: lục lạp của TB mô giậu và lục lạp của TB bao bó mạch.
  2. Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này:

+ Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước nhưng lại có hạt (grana) rát phát triển vì chủ yếu thực hiện pha sang.

+ Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn hơn nhưng hạt lại kém phát triển, thậm chí tiêu biến vì chỉ thực hiện pha tối, đồng thời dự trữ tinh bột ở đây.

  1. Quá trình cacboxi hóa ở mô giậu lấy CO2 từ không khí và enzim thực hiện là PEP – cacboxilaza.
  2. Quá trình cacboxi hóa trong tế bào bao bó mạch lấy CO2 từ quá trình decacboxi hóa axit malic và enzim thực hiện quá trình cacboxi hóa là ribulozơ diphotphat cacboxilaza.

Trong điều kiện nhiệt đới có nguồn ánh sáng cao và nhiệt độ cao.

Câu 4

a)

 

Điều kiện

Chuỗi chuyền e

Chất nhận H+ và e

Hô hấp hiếu khí

Cần ôxi

  •  
  •  

Hô hấp kị khí

Không cần O2

  •  

Các chất hữu cơ

Lên men

Không có O2

Không có

  1.  

b)

- Hô hấp sang gắn liền với nhóm thực vật C3 vì nhóm thực vật này khi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện ánh sang cao phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở khí khổng làm cho sự trao đổi khí qua khí khổng gặp khó khăn: Giảm hàm lượng CO2 từ ngoài không khí vào trong gian bào và O2 từ gian bào ra ngoài không khí.

- Kết quả là tỉ lệ CO2/O2 giảm mạnh và khi hàm lượng O2 cao đã kích thích enzim RuBisCO hoạt động theo hướng ooxxi hóa (ooxxidaza), phân giải RiDP (C5) thành APG (C3) và AG (C2). APG đi vào quang hợp, còn AG (axit glycolic) chính là nguyên liệu của hô hấp sang. Quá trình này chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C3.

Câu 5:

a) Auxin/Xitokinin: Điều chỉnh quá trình phân hóa rễ và chồi để thành cây hoàn chỉnh.

b) AAB/Giberilin: Điều chỉnh quá tình nảy mầm; ngủ, nghỉ.

c) Auxin/Etilen: Điều chỉnh quá trình đậu hoa, đậu quả, quá trình chin.

d) Xitokinin/AAB: Điều chỉnh quá trình hóa già và trẻ hóa.

Phần I: SINH LÝ ĐỘNG VẬT

Câu 1:

- Trung khu hô hấp nằm ở hành não gồm hai trung khu: trung khu hít vào và trung khu thở ra, ngoài ra ở cầu não còn có trung khu điều chỉnh hô hấp (điều hòa trung khu hít vào và trung khu thở ra hoạt động luân phiên)

- Hai trung khu hít vào và thở ra hoạt động đều đặn và luân phiên. Khi trung khu hít vào hưng phấn thì trung khu thở ra bị ức chế, tiếp đó trung khu hít vào bị ức chế thì trung khu thở ra hưng phấn.

- Trung khu hít vào tự động phát xung TK một cách đều đặn, nhịp nhàng. Xung TK từ trung khu hít vào đi xuống tủy sống và đến các cơ hô hấp làm các cơ này co, gây ra động tác hít vào.

- Khi trung khu hít vào hết hưng phấn thì trung khu thở ra hưng phấn, các cơ hô hấp dãn ra, gây động tác thở ra.

Câu 2:

  1. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

- Trong hệ mạch, HA giảm dần từ ĐM → MM → TM.

- HA giảm dần là do:

+ Do ma sát của máu với thành mạch.

+ Do ma sát của các phần tử máu với nhau.

b) Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

- Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ ĐMC → TĐM → MM và tăng dần từ MM → TTM → TMC.

-  Vmáu tỉ lệ nghịch với Smạch . Vmáu  tỉ lệ thuận với sự chênh lệch HA giữa hai đầu đoạn mạch (Nếu S nhỏ, chênh lệch HA lớn → Vmáu nhanh và ngược lại). Cụ thể:

+ Trong hệ thống ĐM: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ ĐMC đến TĐM → V máu  giảm dần.

+ MM có S lớn nhất → V máu chậm nhất.

+ Trong hệ thống TM: S giảm dần từ TTM đến TMC → V máu  tăng dần.

Câu 3:

a) Trình bày cách ghi điện thế nghỉ và cơ chế hình thành điện thế nghỉ.

- Cách ghi điện thế nghỉ: Hình 59 – trang 89 TLGKC.

- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ: Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau đây:

+ Sự phân bố iôn không đều ở 2 bên màng TB ([K+] bên trong TB > bên ngoài, [Na+] bên ngoài > bên trong TB).

+ Tính thấm có chọn lọc của màng TB đối với iôn (cổng Na+đóng, cổng K+  mở ).

+ Bơm Na – K: vận chuyển K+ từ ngoài TB vào trong → [K+] bên trong TB luôn > bên ngoài.

b) Vẽ sơ đồ điện thế hoạt động và điền tên vào các giai đoạn của điện thế hoạt động vào sơ đồ. Trình bày cơ chế xuất hiện điện thế hoạt động.

- Vẽ sơ đồ điện thế hoạt động (hình 62 – trang 92 TLGKC)

- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:

+ Khi bị kích thích: cổng Na+ mở Na+ vào tăng nhanh → trung hòa điện tích âm ở phía trong màng → chênh lệch điện thế ở hai bên màng TB giảm nhanh từ - 70mV tới 0 mV → giai đoạn mất phân cực.

+ Na+ tiếp tục vào làm cho phia trong màng tích điện dương (+ 30 mV) so với phía ngoài màng tích điện âm → giai đoạn đảo cực.

+ Do bên trong màng tích điện dương → cổng Na+ đóng lai, cổng K+ mở rộng ra → K+ khuếch tán từ trong ra ngoài TB → mặt ngoài màng trở nên tích so với mặt trong tích điện âm → giai đoạn tái phân cực.

Vì vậy K+ khuếch tán từ trong ra ngoài TB, K+ đi ra mang theo điện tích dương → mặt trong màng trở lên âm hút K+ nằm sát ngay mặt phía ngoài màng → mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.

Câu 4:

a) Tại sao thiếu iôt gây ra bệnh bướu cổ, cơ thể chịu lạnh kém?

- Khi thiếu iốt → lượng tirôxin giảm (tirozin + iôt → tirôxin) → kích thích thùy trước tuyến yên tăng tiết TSH (hoocmôn kích giáp) → TSH làm tăng số lượng và kích thước nang tuyến và làm tăng tiết dịch nang → tuyến giáp phìng to ra thành một cái bướu (bệnh bướu cổ).

- Ở người bệnh suy giáp (nhược năng tuyến giáp) tirôxin tiết ra ít → chuyển hóa cơ sở giảm, sinh nhiệt kém → cơ thể chịu lạnh kém.

b) Dậy thì ở trẻ em nam và nữ là do tác động của hoocmôn nào?

- Dậy thì ở trẻ em nam là do tác động của testostêrôn như phát triển cơ quan sinh dục nam, mọc lông mu, lông nách, mọc râu, thanh quản mở rộng, da dày và thô,…

- Dậy thì ở tre em nữ là do tác động của estrôgen như phát triển cơ quan sinh dục, hông mở rộng, vai hẹp, giọng nói trong, tăng lớp mỡ dưới da,…)

Câu 5:

a) Thể vàng là gì? Chức năng của thể vàng.

- Thể vàng là các TB còn lại của nang trứng (sau khi trứng rụng) có sắc tố màu vàng và phát triển thành tuyến nội tiết tạm thời.

- Thể vàng tiết ra prôgestêrôn và estrôgen. Prôgestêrôn và estrôgen kích thích tử cung phát triển chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và ức chế tuyến yên làm giảm nồng độ FSH và LH trong máu.

b) Chức năng của nhau thai.

- Giúp phôi thai nhận chất dinh dưỡng và O2 từ máu mẹ, đồng thời thải chất bài tiết và CO2 vào máu mẹ.

- Là hàng rào ngăn cản tác nhân gây bệnh từ cơ thể mẹ sang, nhưng lại cho kháng thể từ máu mẹ sang thai nhi giúp thai nhi miễn dịch được với bệnh do vi khuẩn, virut gây ra.

- Là một tuyến nội tiết tạm thời tiết ra các hoocmôn HCG, prôgesteron, etrogen.

Phần II: KỸ NĂNG THỰC HÀNH

{-- Nội dung đáp án phần: kỹ năng thực hành của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

Câu 1.

Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết rét. Em hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.

Câu 2.

  1. Nêu các vai trò sinh lí của K đối với thực vật.
  2. Phân K có hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những cây đó nên bón phân K vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất?
  3. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ Đậu, nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được? Vì sao?

Câu 3.

  1. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (không có PSII) có tác động lên nồng độ O2. Điều đó có ý nghĩa gì đối với cây?
  2. Người ta ngâm lục lạp vào trong dung dịch axit có pH = 4. Sau khi xoang Tilacoit đạt pH = 4 thì chuyển lục lạp vào dung dịch kiềm có pH = 8. Sau đó thấy lục lạp tổng hợp được ATP trong tối. Em hãy giải thích hiện tượng này.
  3. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết:

  a. Tên của hai chất đó.

  b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng?

  c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2?

Câu 4. Quan sát sơ đồ sau đây và trả lời các câu hỏi:

  1. Sơ đồ trên biểu diễn quá trình gì?
  2. RMP là gì? Đây là quá trình hiếu khí hay kị khí? Vì sao?
  3. Ý nghĩa của chu trình?

Câu 5.

Trạng thái trẻ và già của cây là do cân bằng của hai phytohoocmon nào quyết định? Nêu các vai trò sinh lý của hai phytohoocmon đó?

Câu 6.

  • Vì sao không ta nên la hét, nói to…trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiều bụi?
  • So sánh thành phần khí CO2, O2 ở túi khí trước và túi khí sau của chim?

Câu 7.

  1. Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể?
  2. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào?
  3. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?

Câu 8. Phân biệt điện thế hoạt động và điện thế hưng phấn sau xinap.

Câu 9. Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế duy trì cân bằng nội môi glucôzơ bằng Insulin và Glucagon.

Câu 10.

  1. Nêu chức năng của FSH và LH đối với động vật giống đực và giống cái.
  2. Người phụ nữ uống thuốc tránh thai ngay khi bắt đầu chu kỳ kinh mới sẽ có tác động gì tới quá trình rụng trứng? Giải thích?

Câu 11.  Trong thí nghiệm tách sắc tố trong lá rau cải xanh bằng phương pháp sắc ký:

  • Vì sao phải tách chiết dung dịch sắc tố bằng dung dịch acetone 80%?

Khi dùng dung môi chạy sắc ký là hỗn hợp ete petron: etanol tỷ lệ 14: 1, sau 15 phút thấy xuất hiện trên giấy sắc ký 4 vạch màu khác nhau tương ứng với 4 nhóm sắc tố. Em hãy cho biết đó là 4 nhóm sắc tố gì? Nêu màu sắc và trật tự của các nhóm sắc tố ( từ dưới lên trên). Nếu thay đổi dung môi thì vị trí các sắc tố có thay đổi không?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

Nhiệt độ quá thấp thì rễ cây bị tổn thương và rễ không thể lấy được nước dẫn đến mất cân bằng nước thường xuyên và cây chết.

Nguyên nhân làm giảm sức hút nước khi nhiệt độ thấp:

  • Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính thấm của chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ.
  • Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực.
  • Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ.
  • Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút bị chết và rất chậm phục hồi.

Biệp pháp kỹ thuật:

  • Che chắn bằng polyetilen
  • Bón tro bếp
  • Tránh gieo vào các đợt có rét đậm, rét hại

{-- Nội dung đáp án câu 2 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 3

1.  Không có PSII, không có O2 phát sinh trong tế bào bao bó mạch. Điều này giúp cây C4 tránh được vấn đề O2 cạnh tranh với CO2 để liên kết với Rubisco. Do đó cây C4 tránh được hô hấp sáng, bảo toàn được sản phẩm quang hợp nên năng suất cao.

2.  ATP được lục lạp sinh ra trong tối vì ở đây có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai bên màng Tilacoit: Trong xoang Tilacoit có nồng độ H+ lớn hơn ngoài dung dịch môi trường kiềm,  do đó H+ đi từ xoang Tilacoit ra ngoài qua ATP- synthase và tổng hợp được ATP.

3. a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG).

     b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm.

     c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm.

Câu 4

1. Đó là sơ đồ vắn tắt của chu trình pentozơ photphat

2. RMP là Ribulozơ Monophotphat

- Đây là chu trình hô hấp hiếu khí vì đường bị ôxi hóa triệt để và năng lượng sinh ra khá lớn, gần bằng chu trình Kreps (12 NADPH2 = 36 ATP)

3. Ý nghĩa:

  1. Tạo một nguồn năng lượng lớn cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
  2. Sản phẩm là NADPH2, chất này có thể tạo ra ATP cho cây hoặc sử dụng trực tiếp cho các phản ứng khử trong tế bào.
  3. Tạo ra một số sản phẩm trung gian mà trong đó quan trọng nhất là đường 5C, đường này sẽ tham gia tổng hợp nên nhiều chất trong cây.

Câu 5

* Trạng thái trẻ và già của cây là do cân bằng của Xytokinin / ABA trong cơ quan và cây quy định. Hàm lượng Xytokinin cao quy định sự hóa trẻ còn hàm lượng ABA cao làm cây hóa già nhanh.

* Vai trò sinh lý của xytokinin

- Hiệu quả sinh lý đặc trưng nhất của xitokinin là hoạt hóa sự phân cắt tế bào, do nó kích thích sự tổng hợp axit Nucleic, prôtêin và có mặt trong tARN.

- Kích thích mạnh mẽ sự phân hóa chồi.

- Xitokinin là hoocmôn hóa trẻ, kìm hãm sự hóa già, kéo dài tuổi thọ của cây.

- Xitokinin có hiệu quả lên sự phân hóa giới tính cái, tăng tỷ lệ hoa cái.

- Có tác dụng kích thích hạt, củ nảy mầm, phá ngủ.

* Vai trò sinh lý của ABA

- Điều  chỉnh sự rụng: kích thích sự hình thành tầng rời gây nên sự rụng.

- Điều chỉnh sự ngủ nghỉ.

- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng

- Là hoocmôn  “stress”

- Là hoocmôn hóa già.

Câu 6

  • Không nên la hét, nói to…trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiều bụi vì các yếu tố trên có thể tác động đến dây thanh quản và hệ thống phát âm làm cho chúng dễ bị nhiễm khuẩn, gây  nên một số bệnh về đường hô hấp và dây âm thanh: khan tiếng, ho, viêm phế quản,…
  • Ở chim, nồng độ O2 trong không khí ở túi khí sau lớn hơn ở túi khí trước; nồng độ CO2 trong không khí ở túi khí sau nhỏ hơn ở túi khí trước.

Vì: Không khí ở túi khí sau chưa qua trao đổi khí còn không khí ở túi khí trước đã qua trao đổi khí ở phổi.

Câu 7

1. Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: tim 3 ngăn ở lưỡng cư à máu pha nhiều, tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát à máu pha ít, tim 4 ngăn ở chim và thú à máu không pha.

2. Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có thể thấp hơn bình thường vì một số máu thiếu O2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất phải đã pha trộn với máu giàu O2 ở tâm thất trái.

3.  Các dạng hemoglobin khác nhau:

  - Thai nhi đến 3 tháng chứa hemoglobin E (HbE) gồm hai chuỗi glôbin anpha và hai chuỗi glôbin epsilon.

  - Thai 3 tháng cho đến khi sinh ra có HbF, gồm hai chuỗi glôbin anpha và hai chuỗi glôbin gamma.

  - Từ sơ sinh đến trưởng thành chứa HbA, gồm hai chuỗi anpha và hai chuỗi beta.

* Nhận xét:

- Trong quá trình phát triển cá thể, tùy tế bào từng loại mô, tùy giai đoạn phát triển, chỉ có một số gen hoạt động liên tục hay nhất thời qua cơ chế điều hòa tổng hợp protein.

Câu 8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điện thế hoạt động

Điện thế hưng phấn sau xinap

- Được xuất hiện bắt đầu khi đạt ngưỡng kích thích bằng sự khử cực, đảo cực, tái phân cực do kênh Na+  mở rồi đóng, tiếp theo là kênh K+ mở.

- Được hình thành do kênh Na+ và kênh K+ mở đồng thời gây khử cực, với bất kì kích thích nào, không cần ngưỡng.

- Tuân theo quy luật “ tất cả hoặc không”

- Kích thích càng mạnh, biên độ càng cao.

- Giữ nguyên điện thế suốt chiều dài sợi trục một khi đã xuất hiện.

- Điện thế giảm dần khi càng xa điểm kích thích.

- Có thời gian trơ, điện hoạt động được tái tạo liên tục một khi đã xuất hiện do sự kích thích vùng tiếp theo của chính sự hình thành điện hoạt động trước đó.

Không có thời gian trơ nên có hiện tượng cộng dồn theo không gian và thời gian, do đó có thể đạt ngưỡng khi lan truyền tới gò axon.

- Điện thế hoạt động chỉ xuất hiện trên sợi trục bắt đầu từ gò axon.

- Điện thế sau xinap còn gọi là điện thế cục bộ.

 

{-- Nội dung đáp án câu 9 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 10

- Ở giống đực: Trong tinh hoàn, FSH kích thích các tế bào Sertoly là những tế bào nuôi dưỡng tinh trùng đang phát triển, LH kích thích sản sinh Adrogenes (chủ yếu là Testoteron) là hooc môn kích thích sản sinh tinh trùng.

- Ở giống cái: FSH kích thích tế bào nang trứng phát triển, LH kích thích sản sinh hooc môn sinh dục, thúc đẩy quá trình hình thành giao tử (Ơstrogen)

- Thuốc tránh thai có thành phần chính là Progesteron, uống vào có tác dụng phản hồi ngược âm tính lên vùng dưới đồi, làm ức chế giải phóng GnRH, làm cản trở tuyến yên tiết LH và do vậy ngăn cản sự rụng trứng.

Câu 11

  • Phải tách chiết dung dịch sắc tố bằng dung dịch acetone 80% vì các sắc tố không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ.
  • Xuất hiện 4 vạch màu theo thứ tự từ dưới lên:

clorophin b →  clorophin a → xanthophin → caroten .

  1. clorophin b: màu xanh hơi vàng.
  2. clorophin a: màu xanh lục.
  3. xanthophin: màu vàng ( nhạt hơn caroten).
  4. Caroten: màu vàng

Nếu thay đổi dung môi thì vị trí các sắc tố có thể thay đổi.

 

4. ĐỀ 4

Câu 1: Trao đổi nước

Hãy trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sự trao đổi nước ở thực vật:

1. Những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây?

2. Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?

3. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì? Giải thích tại sao đặc điểm đó là cần thiết với thực vật CAM.

ĐÁP ÁN

1

Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:

- Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt).

- Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch).

- lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra)

2

Lực hút từ lá là chính, vì:

- Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây bụi).

- Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực.

- Lực hút từ lá cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường.

3

-Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước.

- ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước, ban đêm lỗ khí mở để trao đổi CO2 và có thể lấy thêm nước qua lỗ khí

Kết luận: Vì vậy, quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm.

 

Câu 2: Dinh dưỡng khoáng và nitơ

1. Điều kiện để một sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không khí?

2. Thực vật bậc cao:

a. Tại sao không thể sử dụng trực tiếp được nitơ tự do trong không khí?

b. Chúng sử dụng trực tiếp nitơ ở dạng nào?

3. Tại sao khi thiếu ánh sáng kéo dài thì quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật cũng bị đình trệ?

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 2 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 3: Quang hợp ở thực vật

1.Tại sao nồng độ CO2 thấp vẫn không gây hiện tượng hô hấp sáng ở cây C4, nhưng lại gây hô hấp sáng ở cây C3?

2. Cơ chất của Rubisco là gì?

3. Sắp xếp các quá trình sau đây theo thứ tự trong quá trình quang hợp:

I. Tạo gradien pH bằng cách bơm proton qua màng tilacoit

II. Cố định CO2 trong chất nền lục lạp

III. Khử các phân tử NADP

IV. Lấy điện tử từ các phân tử diệp lục liên kết màng.

ĐÁP ÁN

1.

Nồng độ CO2 thấp vẫn không gây hiện tượng hô hấp sáng ở cây C4, nhưng lại gây hô hấp sáng ở cây C3:

- Cây C4 có kho dự trữ CO2 đó chính là axit malic nên không gây cạn kiệt CO2

- Sự cố định CO2 ở thực vật C4 khác nhau về mặt không gian nên không gây hô hấp sáng.

- Ở C3 không có kho dự trữ CO2, enzim Rubisco vừa có hoạt tính khử, vừa có hoạt tính oxy hoá, nên khi thiếu CO2 nó xảy ra hô hấp sáng….

2.

Cơ chất của Rubisco là: O2, CO2, RiDP

3.

Sắp xếp theo thứ tự trong quá trình quang hợp:  IV=> I => III => II.

 

Câu 4: Hô hấp ở thực vật

1. Từ một phân tử glucô qua quá trình hô hấp hiếu khí, hãy cho biết số phân tử ATP tương ứng với mỗi giai đoạn sau: đường phân, chu trình Crep, vận chuyển điện tử.

2.  Hãy minh hoạ cụ thể về mối liên quan chặt chẽ giữa:

- Ánh sáng và trao đổi nitơ

- Nhiệt độ và hấp thụ khoáng

ĐÁP ÁN

1

Từ một phân tử glucô qua quá trình hô hấp hiếu khí, hãy cho biết số phân tử ATP tương ứng với mỗi giai đoạn:

- Đường phân: 2 ATP;

- Crép: 2 ATP;

- Vận chuyển điện tử: 34 ATP

2

- Ánh sáng và trao đổi nitơ

+ Quá trình trao đổi nitơ cần lực khử lớn (NADPH2, FADH2, ATP….)

+ Ánh sáng cung cấp photon cho quá trình quang hợp để tạo ra lực khử.

+ Quá trình đồng hoá nitơ lại cung cấp nitơ để tổng hợp bộ máy quang hợp.

3

-  Nhiệt độ và hấp thụ khoáng

+ Quá trình hấp thụ khoáng ở thực vật chủ yếu là hấp thụ chủ động, quá trình này cần sự cung cấp năng lượng dưới dạng ATP.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp giải phóng ATP trong tế bào, cung cấp năng lượng cho cây để thực hiện quá trình hấp thụ khoáng. (1Glucôzơ hô hấp hiếu khí tạo 36 – 38 ATP)

 

Câu 5: Sinh trưởng phát triển ở thực vật

1. Phân biệt hướng động và ứng động không sinh trưởng của thực vật?

2. Cho 1 ví dụ về ứng động không sinh trưởng và giải thích cơ chế của ứng động đó?

Phân biệt hướng động và ứng động không sinh trưởng;

Hướng động

Ứng động không sinh trưởng

- Phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định.

- Phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.

 

- Cơ chế: Do sự sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía của cơ quan với kích thích.

 

 

- Cơ chế: không phải do sinh trưởng mà do sự biến đổi trương nước trong tế bào và trong cấu trúc chuyên hoá hoặc xảy ra do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoáchất.

- Phản ứng diễn ra chậm.

VD: tính hướng sáng của thân…

- Phản ứng diễn ra nhanh.

VD: Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm.

Ví dụ về ứng động không sinh trưởng: cụp lá của cây rinh nữ khi va chạm là sức trương nước của nửa dưới của chỗ phình ở cuống lá và gốc lá chét bị giảm do nước di chuyển sang mô lân cận.

 

Câu 6: Hô hấp ở động vật

1. Hãy trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật.

2. Động vật có những hình thức trao đổi khí chủ yếu nào?

3. Tại sao hệ thống hô hấp của chim không có khí cặn?

ĐÁP ÁN

1

Đa số các loài động vật có bề mặt trao đổi khí đáp ứng được 5 đặc điểm sau:

+ Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn).

+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí (nước và không khí lưu thông) tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

Nhờ bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm trên nên động vật trao đổi khí với môi trường rất hiệu quả.

2

Ở động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu:

+ Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

+ Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí.

+ Trao đổi khí bằng mang.

+ Trao đổi khí bằng phổi

3

- Do hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí: trước và sau.

- Phổi của chim không có khă năng co giãn, mà chỉ có các túi khí là có khă năng co giãn.

- Khi chim hít vào lần 1: Không khí ở ngoài đi vào hệ thống túi khí sau, không khí trong phổi đi vào hệ thống túi khí trước.

- Khi thở ra lần 1: Không khí trong túi khí sau chuyển vào phổi, không khí trong túi khí trước đẩy ra ngoài

- Khi hít vào lần 2: Không khí ở ngoài vào túi khí sau, không khí trong phổi vào túi khí trước

- Khi thở ra lần 2: không khí trong túi khí sau đẩy vào phổi, không khí trong túi trước đẩy ra ngoài.

Như vậy phải qua 2 lần thở ra hít vào không khí mới đi được một vòng trong hệ thống hô hấp của chim.

 

Câu 7: Tuần hoàn

1. Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao?

2. Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại.

ĐÁP ÁN

{-- Nội dung đáp án câu 7 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 8: Thần kinh

1. Thế nào là điện thế hoạt động? Cơ chế hình thành điện thế hoạt động?

2. Xinap là gì ? Liệt kê các kiểu xinap và các thành phần cấu tạo nên xinap hoá học?

3. Tại sao xung thần kinh lại truyền qua khe xinap chỉ theo một chiều?

4. Tại sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap chậm hơn so với trên sợi thần kinh?

5. Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong lan truyền xung động thần kinh qua xinap? Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người?

ĐÁP ÁN

1

Điện thế hoạt động:

+ Là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế baog, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực

Cơ chế hình thành

Khi bị kích thích cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán nhanh qua màng vào bên trong tế bào gây nên mất phân cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng ra ngoài tế dẫn đến tái phân cực

2

- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh này với tế bào khác.

- Các kiểu xinap: Thần kinh - thần kinh ; thần kinh - cơ; thần kinh tuyến.

- Thành phần cấu tạo xinap hoá học:  Màng trước, màng sau, khe xinap, chuỳ xinap. Chuỳ xinap có các túi chứa các chất trung gian hoá học

3

Xung thần kinh truyền qua khe xinap 1 chiều: Xung thần kinh chỉ truyền từ màng trước => màng sau vì chỉ ở cúc xinap mới có các bọng chứa các chất trung gian hoá học, chỉ màng sau xinap mới cso các thụ quan màng tiếp nhận các chất này. Vì vậy xung thần kinh chỉo dẫn truỳên theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.

4

Tốc độ lan truyền qua khe xinap chậm hơn trên sợi trục

- Vì trên sợi thần kinh theo nguyên tắc điện dây dẫn (điện)

- Qua khe: khuếch tán trung gian hoá học

5

Vai trò của chất trung gian hoá học: Làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

atropin làm giảm đau vì: nó có khả năng phong bế màng sau làm mất khả năng tác động của axetin colin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt => giảm đau

 

Câu 9: Nội tiết và cân bằng nội môi

Dựa vào hiểu biết về cơ chế hình thành nước tiểu ở người, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì nồng độ các hoocmôn ADH và aldosteron trong máu có thay đổi không ? Tại sao ?

2. Khi ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu thải qua thận tăng lên. Tại sao ?

3. Do gan bị bệnh nên nồng độ prôtêin huyết tương giảm, điều này có ảnh hưởng đến lượng nước tiểu đầu (dịch lọc ở nang Baoman) không ? Tại sao ?

4. Một số chất phong toả thụ quan tiếp nhận aldosteron trên tế bào ống thận có tác dụng lợi tiểu (thải nhiều nước tiểu), tại sao ?

ĐÁP ÁN

1

- Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ các hoocmôn ADH và aldosteron trong máu tăng lên.

- Giải thích

+ Mất mồ hôi dẫn đến thể tích máu giảm và áp suất thẩm thấu máu tăng.

+ Thể tích máu giảm làm tăng tiết rênin, thông qua angiotensin làm tăng tiết aldosteron.

+ áp suất thẩm thấu máu tăng sẽ kích thích vùng dưới đồi làm tăng giải phóng ADH từ tuyến yên

2

- Uống nhiều nước làm áp suất thẩm thấu máu giảm, giảm kích thích lên vùng dưới đồi, giảm tiết ADH, tính thấm ở ống thận giảm, tăng thải nước tiểu.

- Uống nước nhiều làm tăng huyết áp, tăng áp lực lọc ở cầu thận, tăng thải nước tiểu.

3

- Nồng độ prôtêin huyết tương giảm làm giảm áp suất keo dẫn đến tăng áp lực lọc ở cầu thận, kết quả là lượng nước tiểu đầu tăng.

4

- Chất phong toả thụ quan tiếp nhận aldosteron trên tế bào ống thận dẫn đến giảm tái hấp thu Na+, mất Na+ kèm theo mất nước qua đường nước tiểu. 

 

Câu 10: Thực hành

Hãy chứng minh rằng: Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ cho hiệu quả quang hợp lớn hơn so với ánh sáng tia xanh tím và ánh sáng màu vàng.

ĐÁP ÁN

Lấy 3 cây giống nhau được đặt trong bóng tối 3 ngày sau đó đem chiếu sáng 2 giờ bằng các tia sáng khác nhau (ánh sáng đơn sắc) và có cùng cường độ.

Cây thứ nhất : Chiếu ánh sáng đỏ.

Cây thứ hai: Chiếu ánh sáng vàng

Cây thứ ba: Chiếu ánh sáng xanh tím.

Sau đó kiểm tra hiệu quả quang hợp thông qua sản phẩm lượng tinh bột bằng thuốc thử  tinh bột.

Nếu lá nào có màu xanh đậm nhất thì lá đó cho sản phẩm quang hợp nhiều nhất tức là hiệu quả ánh sáng đó đối với quang hợp cao nhất và ngược lại.

Giải thích:

Cường độ quang hợp (sự tạo thành tinh bột) phụ thuộc vào số lượng photon ánh sáng mà không phụ thuộc vào năng lượng photon. Vì vậy cùng một cường độ ánh sáng thì năng lượng photon sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

  Vì  \(\lambda \) xanh tím < \(\lambda \) vàng  < \(\lambda \) đỏ.

Nhưng số lượng photon lại được tính bằng công thức : A/E

Trong đó : A là mức năng lượng , E là năng lượng ứng với các bước sóng. Như vậy số pho ton được sắp xếp như sau:

Tuy vậy khi quang hợp thì ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím được diệp lục hấp thụ lớn nhất (tối đa) => thứ tự hàm lượng tinh bột ở các lá tương ứng với ánh sáng là:  Đỏ (lá cây 1) > xanh tím (lá cây 3) > vàng (lá cây 2).

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ đề thi HSG môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Bắc Ninh có đáp án, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các đề thi khác cùng chuyên muc:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?