Bộ đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Bắc Ninh có đáp án

TRƯỜNG THPT BẮC NINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 11

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 180 phút

1. ĐỀ 1

Câu I:

1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng quy luật địa đới được biểu hiện rõ  trong chế độ nhiệt nước ta?

2/  Tại sao nói chế độ mưa có ảnh hưởng quyết định đến chế độ nước sông ở Việt Nam?

3/ Giải thích nguyên nhân hình thành các đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam.

Câu II:

1/ Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới khí hậu của miền.

2/ Cho bảng số liệu sau

Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các (đơn vị: triệu ha )

Năm

1943

1976

1983

1995

1999

2003

2008

Rừng tự nhiên

14,3

11,0

6,8

8,3

9,4

10,0

10,3

Rừng trồng

0

0,1

0,4

1,0

1,5

2,1

2,8

Tổng diện tích rừng

14,3

11,1

7,2

9,3

10,9

12,1

13,1

 

Giả sử tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là 33,1 triệu ha và không thay đổi từ năm 1943 đến năm 2008. Anh (Chị) hãy:

a. Tính độ che phủ rừng của nước ta qua các năm.

b. Nêu nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích các loại rừng và độ che phủ rừng trong thời gian nói trên.

Câu III:

1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng TDMNBB với Tây Nguyên.

2/ Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa có ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu lao động của nước ta?

Câu IV: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

1/ Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007.

2/ Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.Trình bày đặc điểm phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta, cho ví dụ minh họa.

Câu V: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1986 - 2012

( Đơn vị : tỉ USD )

Năm

1986

1990

1995

1999

2006

2012

Xuất khẩu

30,94

62,09

148,78

194,94

960,0

1897,0

Nhập khẩu

42,90

53,34

132,08

165,72

810,0

1664,0

1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1986 -  2012 .

2/ Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngành ngoại thương của Trung Quốc trong giai đoạn 1986 - 2012.

ĐÁP ÁN

 

Câu

Ý

Nội dung

I

 

 

1

Chứng minh quy luật địa đới được biểu hiện rõ  trong chế độ nhiệt nước ta

Quy luật địa đới thể hiện rõ trong chế độ nhiệt nước ta :

- VTĐL nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến BBC (DC) đã quy định tính chất nhiệt đới trong chế độ nhiệt nước ta.

- Nhiệt độ TB năm > 20 0C

- Nhiệt độ TB năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam

- Tổng lượng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương.

- Nhiệt độ TB tháng 7 trên toàn quốc > 250C

- Tháng 1 tuy miền Bắc xuống dưới 20 0C nhưng khu vực Nam vĩ tuyến 16 vẫn trên 20 0C.

2

Chế độ mưa có ảnh hưởng quyết định đến chế độ nước sông ở Việt Nam

Lượng mưa ảnh hưởng quyết định đến chế độ nước sông vì:

  • Ở VN lượng mưa đóng vai trò là nguồn cung cấp nước chính cho sông ngòi do nước ta  nằm ở vĩ độ thấp.
  • Quyết định đến lượng nước của sông ngòi .
  • Chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mùa mưa và mùa khô của khí hậu.

+ Mùa mưa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn.

+ Tháng đỉnh lũ chậm hơn tháng mưa nhiều nhất 1 tháng

+ Chế độ nước thất thường theo mùa KH

3

Nguyên nhân hình thành các đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam

* Đặc điểm:

  • Địa hình nhiều đồi núi, đồi núi thấp chiếm ưu thế.
  • Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Thiên nhiên phân hoá đa dạng

*Sự hình thành các đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam là kết quả tác động tổng hợp của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới:

- Quy luật địa đới:

+ Vị trí  nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (DC) ->  tính chất nhiệt đới thể hiện trong tất cả các thành phần của cảnh quan địa lí (DC cu thể)

- Quy luật phi địa đới:

+ Nước ta nằm ở rìa phía Đông của lục địa Á- Âu, có Biển Đông rộng lớn.

+  Nằm trong ô hoạt động của gió mùa Châu Á, ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa

- Kiến tạo địa mạo của xứ Đông Dương và miền nền Hoa Nam…

II

 

 

1

Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới khí hậu của miền

* Vị trí địa lí

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận nằm trong phạm vi từ 220B-23023’B, giáp biển Đông và nằm trong khu vực gió mùa châu Á.

- Do vậy, khí hậu của miền là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nhiệt độ trung bình năm  > 200C; lượng mưa lớn, trung bình 1500-2000mm/năm, độ ẩm cao > 80%. Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới, mùa đông lạnh, ít mưa, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

* Đặc điểm địa hình

- Vùng núi Đông Bắc có địa hình đồi núi thấp với các cánh núi hình vòng cung, mở rộng về  phía Bắc, chụm lại ở phía Nam, phía Nam và Đông Nam là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng.

- Địa hình của miền tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập sâu vào toàn miền, đây là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, hình thành nên một mùa đông lạnh nhất cả nước, nhiệt độ các tháng mùa đông dưới 180C, với nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt.

2

Tính độ che phủ rừng của nước ta qua các năm

Giả sử tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là 33,1 triệu ha và không thay đổi từ 1943 – 2008. Ta có độ che phủ rừng của nước ta qua các năm như sau:

      Cách tính:   ĐCPR =  (%) 

      Trong đó:  - ĐCPR: độ che phủ rừng

                        - SR : Tổng diện tích rừng

                        - STN : Tổng diện tích đất tự nhiên

Năm                              1943    1976    1983    1995    1999    2003    2008

Độ che phủ rừng (%)    43,2     33,5     21,8     28,1     32,9     36,5     39,6

3

Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích các loại rừng và độ che phủ rừng nước ta.

¨ Nhận xét:

- Tổng diện tích rừng giảm từ 14,3 triệu ha (1943) xuống 7,2 triệu ha (năm 1983), sau đó tăng lên và năm 2008 đạt 13,1 triệu ha.

- Diện tích rừng tự nhiên giảm nhanh từ 14,3 triệu ha (năm 1943) còn 6,8 triệu ha (năm 1983), sau đó tăng lên 10,3 triệu ha (năm 2008)

- Diện tích rừng trồng tăng từ 0,4 triệu ha (năm 1983) lên 2,8 triệu ha (năm 2008)

- Độ che phủ rừng giảm từ 43,2% (năm 1943) giảm còn 21,8% (năm 1983), sau đó tăng lên và năm 2008 đạt 39,6%.

¨ Giải thích:

- Diện tích rừng tự nhiên giảm là do khai thác gỗ, củi, chiến tranh, cháy rừng, mở rộng diện tích đất nông nghiệp… Sau đó tăng lên nhờ khôi phục diện tích đất rừng hiện có

- Diện tích rừng trồng ngày càng tăng là nhờ đẩy mạnh công tác trồng rừng.

- Độ che phủ rừng biến động theo sự tăng, giảm diện tích rừng.

III

 

 

1

So sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng TDMNBB với Tây Nguyên.

* Giới thiệu khái quát về mỗi vùng.

            * Giống nhau:

- Đô thị của hai vùng đều có qui mô tb và nhỏ.

- Đều có một sốp chức năng khác nhau.

- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán.

            * Khác nhau:

- Qui mô: TDMNBB tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về qui mô ds(DC).

- Phân cấp đo thị : (DC).

- Về chức năng: TDMNBB đa dạng hơn, có nhiều đô thị có chức năng công nghiệp(DC).

- Phân bố:

Tây Nguyên phân bố đô thị tương đối đồng đều theo lành thổ.

TDMNBB đô thị tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

2

Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa có ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu lao động của nước ta

- Tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành:( DC).

- Tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:( DC).

- Đẩy mạnh qtr ĐTH làm tăng tỷ lệ lđ thành thị, giảm tỷ lệ lđ nông thôn.

- Góp phần phân công lại lao động theo lãnh thổ.

 

 

 

 

1

Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000-2007

 

 

* Đánh bắt hải sản:

- Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục: năm 2007 đạt 2.074,5 nghìn tấn, gấp 1,2 lần năm 2000.

- Phân bố: Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, phát triển mạnh nhất ở các tỉnh duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ/, dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.

* Nuôi trồng thủy sản:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng tăng liên tục: năm 2007 đạt 2.123,3 nghìn tấn, gấp 3,6 lần năm 2000.

- Do có tốc độ tăng nhanh hơn ngành đánh bắt nên ngành nuôi trồng ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu (DC)

- Phân bố:

+ ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước, nổi bật là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang.

+ Nuôi cá nước ngọt tập trung ở ĐBSCL và ĐBSH, đặc biệt là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp...

 

2

Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.Trình bày đặc điểm phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta, cho ví dụ minh họa

 

 

Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Đặc điểm phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường, nên thường được phân bố ở vùng nguyên liệu và các đô thị lớn.

- Ví dụ:

   + Công nghiệp đường mía phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

   + Công nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nên phát triển tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM…

{-- Nội dung đáp án câu 5 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ 2

Câu 1: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học

 1. Hãy phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ và địa hình đến khí hậu nước ta.

2. Chứng minh rằng nguyên nhân gây mưa chủ yếu ở nước ta là do địa hình và hoàn lưu khí quyển.

Câu 2:

a) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân hoá sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

b) Tại sao sông ngòi ở miền Trung gây lũ đột ngột, làm ngập lụt đồng bằng?

Câu 3: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học kết hợp với bảng số liệu:

            Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta năm 1999 và 2007 (Đơn vị: %)

Năm

Tổng số

Chia ra

0 - 14 tuổi

15 - 59 tuổi

Từ 60 tuổi trở lên

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1999

100

17,4

16,1

28,4

30,3

3,4

4,7

2007

100

13,2

12,3

31,8

33,3

3,8

5,6

a) So sánh 2 tháp dân số năm 1999 và 2007 (trong Atlat Địa lý Việt Nam trang 15)

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi của 2 tháp dân số

Câu 4:

a) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 19 và kiến thức đã học hãy phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp của nước ta.

b) Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại được chú trọng phát triển trong những năm gần đây?

Câu 5:

Dựa vào lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì dưới đây, hãy nhận xét sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích vì sao có sự phân hoá đó?

ĐÁP ÁN

Câu 1

1

a. . Khái quát đặc điểm hình dáng lãnh thổ và địa hình nước ta

+ Hình dáng lãnh thổ: hẹp ngang, kéo dài trên 15 độ vĩ tuyến

+ Địa hình:

   - Nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

   - Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam

   - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng: Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

b. Phân tích ảnh hưởng

*) ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu:

+ Hình dáng lãnh thổ kéo dài trên 15 độ vĩ tạo nên sự phân hoá Bắc Nam của khí hậu

   - Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình 22 - 240C, có nhiệt độ tháng 1 hạ thấp đáng kể, biên độ nhiệt lớn (trên 100C)

   - Miền khí hậu phía Nam: mang tính chất cận xích đạo: nóng quanh năm, biên độ dao động nhiệt nhỏ, gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, nơi rộng nhất 70 kinh tuyến, nơi hẹp nhất Quảng Bình (50 km) cùng với đường bờ biển dài, hình dáng cong chữ S đã làm cho ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền.

b) Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu

+ Độ cao địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là đến chế độ nhiệt.

- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo tồn ở vành đai chân núi.

- Khí hậu phân hoá theo đai cao: có 3 đai cao:

   Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: 0-600-700m ở miền Bắc và đến 900 - 1000m ở miền nam, nền nhiệt cao, mùa hạ nóng. Độ ẩm thay đổi từ khô hạn đến ẩm ướt

   Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: (từ 600-700m; 900- 1000m đến 2600m) khí hậu mát mẻ, mưa  nhiều, ẩm tăng.

   Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới.

- Những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình cả nước (theo quy luật đai cao)

+ Hướng nghiêng của địa hình và hướng núi ảnh hưởng lớn đến đặc điểm khí hậu

 - Hướng chung TB - ĐN thấp dần ra biển + hướng gió nên ảnh hưởng của biển và sâu trong lục địa, khí hậu mang tính hải dương.

- Hướng núi ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu theo B - N, Đ - T

+ Hướng vòng cung ở Đông Bắc đón gió mùa ĐB đem đến cho ĐB và ĐBSH 3 tháng < 180C. Hướng vòng cung ở TSN khiến NT, BT có lượng mưa thấp nhất nước ta.

+ TB - ĐN: HLS ngăn cản ảnh hưởng của GMĐB khiến TB có mùa đông ấm, ngắn.

                   TS B vuông góc với gió TN gây hiệu ứng phơn

+ T - Đ của HS, BM ngăn cản GMĐB xuống phía N

+ Các địa điểm nằm ở sườn đón gió có lượng mưa lớn (thượng nhuồn s Chảy, núi cao HLS, ĐB ven biển QN, DH TTH mưa 2400 - 2800mm), khuất gió mưa ít (tlũng s Cả, Mã, Ba mưa 800-1200mm)

2. Chứng minh

* Mưa do địa hình

- Ảnh hưởng độ cao địa hình đến lượng mưa và sự phân bố mưa

+ Cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng. tới một độ cao nào đấy độ ảm không khí giản, lượng mưa giảm. (Sapa)

+ Địa hình núi cao đón gió mưa nhiều (Việt bắc, Kon Tum), địa hình núi thấp khuất gió mưa ít (lòng máng Cao Lạng)

- Ảnh hướng của hướng địa hình:

+ Cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít (các tâm mưa nước ta như Móng Cái, Huế… thường nằm ở vị trí đón gió từ biển vào; các thung lũng khuất gió như Mường Xén mưa ít)

+ Hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa thấp (Ninh Thuận, bình Thuận)

* Mưa do hoàn lưu

- mưa do gió mùa:

+ Do nằm trong khu vực châu á gió mùa nên nước ta mưa nhiều hơn Tây Á, bắc Phi cùng vĩ độ.

+ Gió mùa Tây nam là nguyên nhân chính gây mưa ở nước ta (Cm bằng  thời kì mưa)

+ Một số loại  gió khác cũng gây mưa nhưng không đáng kể.

+ Mưa do frông và dải hội tụ nhiệt đới ở duyên hait Trung Bộ

{-- Nội dung đáp án câu 2,3 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 4

a) Tình hình phát triển cây công nghiệp

+  Vai trò ngành trồng cây CN trong cơ cấu ngành tr2

Bảng: giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giád so sánh 1994)

Năm

2000

2005

2007

Tỉ đồng

%

Tỉ đồng

%

tỉ đồng

%

Cây CN

21806

24,0

25572

23,7

29536

25,6

Cây khác

69052

76,0

82326

76,3

85839

74,4

Tổng

90858

100

107898

100

115357

100

- Giá trị SX cây Cn không ngừng tăng (tăng 7730 tỉ đồng, tăng gần 1,4 lần).

- Tỉ trọng giá trị sản xuất cây CN trong giá trị SX ngành trồng trọt tuy còn thấp nhưng xu hướng tăng (dc).

+ Diện tích

Bảng: Diện tích cây CN nước ta giai đoạn 2000 -2007 (đơn vị: nghìn ha)

năm

2000

2005

2007

Cây CN hàng năm

778

861

846

Cây CN lâu năm

1451

1633

1821

Tổng

2229

2494

2667

 

- Tổng diện tích cây CN tăng nhanh , đặc biệt là cây CN lâu năm

- 2000 -2007: S cây CN tăng 438 nghìn ha, cây LN tăng370000, cây hàng năm tăng 68000

+ Cơ cấu:

Bảng:  Cơ cấu diện tích cây CN nước ta giai đoạn 2000 -2007 (đơn vị:%)

năm

2000

2005

2007

Cây CN hàng năm

34,9

34,5

31,7

Cây CN lâu năm

65,1

65,5

68,3

Tổng

100

100

100

- Trong cơ cấu, cây Cn lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng tỉ trọng (dc)

+ Diện tích, sản lượng một số cây CN lâu năm

Bảng: Diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007

Cây CN

Diện tích thu hoạch (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

cà phê

489

916

Cao su

387

606

Điều

303

312

- Đây là 3 cây CN có diện tích lớn, được trồng tập trung ở các vùng chuyên canh. Đây cũng là những mặt hàng XK có giá trị của nước ta

+ Ở nước ta hiện nay đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây CN (nêu tên)

(Nếu không kẻ bảng nhưng  nêu đượcđủ số liệu thì vẫn cho điểm)

b) Cây CN lâu năm được chú trọng phát triển trong những năm gần đây bởi vì:

- ĐKKT - XH thuận lợi:

+ Lao động dồi dào, giàu kno. Chính sách phát triển cây CN và các vùng chuyên canh.

+ Cơ sở CNCB SP cây CN ngày càng phát triển. Thị trường ngày càng mở rộng.

- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây CN lâu năm; đặc biệt là địa hình - đất, khí hậu, khả năng mở rộng S còn  nhiều.

Câu 5

a. Phân hoá lãnh thổ công nghiệp

- Phân hoá không đều theo không gian và thời gian

+ Vùng có mật độ tập trung đông nhất: đồng bằng

     Nhiều trung tâm công nghiệp lớn: Đitroi, Sicago,…

     Phần lớn các ngành cồng nghiệp truyền thống: luyện kim, ô tô, …

+ Vùng có mức độ tập trung khá đông: phía nam

     Các trung tâm công nghiệp: Atlanta, Đalat..

     Các ngành công nghiệp: điện tử, hoá dầu, hàng không vũ trụ…

+ vùng có mức độ tập trung thấp nhất: phía Tây
     Các trung tâm công nghiệp: Xanphranxisco, Lot an gio lét…

     các ngành: điện tử, viễn thông, chế tạo máy bay..

- Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp đã ảnh hưởng đến tỉ trọng các vùng:

    Từ 1954 - nay vùng đồng bằng giảm tỉ trọng sản lượng; vùng tây và Tây Nam tăng tỉ trọng

b. Giải thích

- VTĐL

- Tài nguyên thiên nhiên

- lịch sử khai thác lãnh thổ

- Cơ sở vật chất

- Ảnh hưởng  của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

3. ĐỀ 3

Câu 1: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Chứng minh địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự phân hoá đa dạng

b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa địa hình nước ta

Câu 2: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Chứng minh khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân hóa đa dạng.

b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến những đặc điểm cơ bản của mạng lưới sông ngòi nước ta.

Câu 3: Cho bảng số liệu sau: Tỉ số giới tính khi sinh của cả nước và theo các vùng.

(Đơn vị: nam /100 nữ)

Vùng

1999

2009

Cả nước

107,0

111,0

Trung du miền núi phía Bắc

106,0

108,5

Đồng bằng sông Hồng

107,0

115,3

Duyên hải miền Trung

105,0

109,7

Tây Nguyên

104,0

105,6

Đông Nam Bộ

109,0

110,1

Đồng bằng sông Cửu Long

113,0

109,9

a) Hãy nhận xét về tỉ số giới tính khi sinh của nước ta theo bảng số liệu trên.

b) Phân tích nguyên nhân làm cho tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta tăng nhanh trong thời gian vừa qua.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Chứng minh dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

b)  Nêu sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa 2 vùng Trung du – miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

Câu 5:

a) Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng GDP  của Liên Bang Nga giai đoạn 1990 – 2010.

Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga (giá so sánh) giai đoạn 1990 – 2010

(Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

1998

2000

2005

2007

2010

Tốc độ tăng trưởng GDP

- 3,6

- 4,1

- 4,9

10,0

6,4

8,5

4,0

b) Dựa vào lược đồ sau và kiến thức đã học: Hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc.

Lược đồ phân bố dân cư của Trung Quốc

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

1.

 

a)

 

 

 

 

 

 

 

b)

* Chứng minh địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự phân hoá đa dạng.

- Khái quát về miền:

- Các cao nguyên xếp tầng ở Tây Nguyên  ….DC

- Vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ …

- Đồng bằng sông Cửu Long…

- Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ…

* Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa địa hình nước ta.

- Sự phân hóa địa hình nước ta là kết quả tác động qua lại giữa nội lực và ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nội lực tác động làm nâng cao ĐH nước ta chủ yếu thông qua vận động kiến tạo. Trải qua nhiều vận động tạo núi trong giai đoạn cổ kiến tạo dưới t/đ định hướng của các mảng nền cổ ĐH miền núi đã phân hóa thành nhiều khu vực và có hướng núi khác nhau

+ KV phát triển trên khối nền cổ hướng TB – ĐN thì  ĐH có hướng TB – ĐN (Tây Bắc - khối HLS; Trường Sơn Bắc – khối sông Mã)

+ KV nào phát triển trên khối nền cổ hướng vòng cung thì  ĐH có hướng vòng cung (Vùng núi Đông Bắc / khối vòm sông chảy; Trường Sơn Nam / Khối nền cổ Kon Tum)

- Đến tân kiến tạo do chịu tác động của vận động tạo núi An Pơ – Hi ma lay a ĐH nước ta được nâng lên nhưng cường độ khác nhau. KV nâng lên mạnh hình thành núi có độ cao lớn (Tây Bắc), KV nâng yếu hình thành núi có độ cao thấp (ĐBắc). Đồng thời tại các vùng sụt lún diễn ra quá trình bồi lấp trầm tích lục địa hình thành đồng bằng.

- Ngoại lực tác động làm phá vỡ , san bằng ĐH do nội lực tạo nên, đồng thời tạo nên nhiều dạng ĐH mới. Trong ĐK khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa mưa và 1 mùa khô sâu sắc đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới ở miền đồi núi làm ĐH miền núi bị cắt xẻ bào mòn, nhiều nơi trơ sỏi đá. Tại những miền núi mất lớp phủ thực vật, mưa lớn còn gây hiện tượng đất trượt, đá lở. Vùng núi đá vôi hình thành ĐH cacxto...

 Dưới tác động của dòng chảy sông ngòi, lớp cát bùn được vận chuyển từ vùng đồi núi xuống bồi lấp ở chỗ trũng tạo nên ĐH đồng bằng.

{-- Nội dung đáp án câu 2,3 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4.

 

 

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Chứng minh dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm

- Khái niệm về ngành CN trọng điểm:

- Chứng minh:

+ Là ngành nước ta có thế mạnh để phát triển:

   > Tài nguyên dầu khí (DC)

   > ĐK khác: thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn, có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển CN dầu khí, chuyển giao TBKHKT từ nước ngoài, nguồn nhân lực trẻ, có tri thức, năng lực..

+ Hiệu quả KT cao: Sản lượng ổn đinh, xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cung cấp nguyên, nhiên liệu cho một số ngành CN, góp phần đa dạng hóa cơ cấu ngành CN, nâng cao mức sống và mức thu nhập cho người dân..

+ Thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển: CN nhiệt điện DC,  CN hóa dầu, sx phân bón., Ngành khác:  ……

 * Sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa 2 vùng Trung du – miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

- TDMNBB:

+ Chủ yếu trồng cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…)

+ Các cây CN ngắn ngày: Đậu tương, lạc, thuốc lá

+ Cây dược liệu, cây ăn quả

+ Chăn nuôi trâu bò lấy thịt, sữa và lợn (TD)

- Tây Nguyên:

+ Chủ yếu trồng cây CN lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới: cà fê, cao su, hồ tiêu, điều; ngoài ra trồng cây CN cận nhiệt chè .... nhưng quy mô nhỏ hơn TDMNBB

+ Cây hàng năm: dâu tằm, bông

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa, quy mô cũng nhỏ hơn TDMNBB

5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

 

 

 

 

 

* Nhận xét:

- Mtb = khoảng hơn 136 người/km2

- Dân cư PB không đồng đều giữa 2 vùng lãnh thổ:

+ Miền Đông: Dân cư tập trung đông đúc, đặc biệt trên các ĐB châu thổ và ven biển: đa số có mật độ từ 51 - 100 ng/km2 . Các TP lớn cũng TT ở đây.

+ Miền Tây:  dân cư thưa thớt :  Đại bộ phận lãnh thổ có mật độ < 1ng/km2. Riêng dải lãnh thổ chạy dài từ phía Tây TP Tây An sang phía Tây đất nước ở khu vực hoang mạc Tacla Macan có mật độ khá hơn: 1-50ng/km2

* Giải thích:

- Miền Đông dân cư TT đông đúc do:

+ Có vị trí địa lí , ĐKTN thuận lợi (phân tích..)

+ Có lịch sử phát triển lâu đời…

+ KT  phát triển mạnh, tập trung các TP lớn và các TTCN

- Miền Tây dân cư thưa thớt do:

+ Vị trí địa lí , ĐKTN không thuận lợi (PT)

+ KT chậm phát triển

+ Có lịch sử khai thác muộn

+ Riêng dải lãnh thổ chạy dài từ phía Tây TP Tây An sang phía Tây đất nước ở khu vực hoang mạc Tacla Macan có mật độ cao hơn vì nơi đây có con đường tơ lụa của TG đi qua xưa kia và hiện nay có tuyến đường sắt..

* Nhận xét:

- Tốc độ TT KT của Nga gđ 1990 - 2010 có sự biến động rất lớn:

+ GĐ 1990 – 1998: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga liên tục âm kéo dài (DC)

+ GĐ: 2000 – 2010: Tốc độ TT cao thời kì phục hồi KT (DC- năm 2000), gần đây có xu hướng giảm….DC

- LBN đang khôi phục lại vị trí cường quốc kinh tế sau nhiều biến động thăng trầm.

* Giải thích:

- Sự phát triển KT của LB Nga gắn với những biến động chính trị

- GĐ 1990 – 1998: tăng trưởng GDP của Nga liên tục âm do:

+ Liên xô tan rã, nga tách khỏi LBXV

+ Tình hình chính trị trong nước rối ren, khủng hoảng

+ Việc áp dụng các chính sách KT nóng vội ( Chủ yếu do đường lối phát triển KT-XH không phù hợp, thiếu năng động, tiêu hao vốn nhiều, SX kém hiệu quả,

- GĐ: 2000 – 2010: Tốc độ TT cao do

+ Việc áp dụng chiến lược KT mới (XD nền KT thị trường, ổn định đồng rúp, nâng cao đời sồng ND,  Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á....)

+ Bổi cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi

+ Gần đây tốc độ TT có xu hướng giảm vì quy mô nền KT lớn, trình độ PT cao

4. ĐỀ 4

Câu 1:

1. Tại sao nói thiên nhiên nước ta đặc trưng cho miền nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Phân tích ảnh hưởng của tính chất gió mùa nước ta tới khí hậu, thủy văn và  đất đai.

Câu 2:

1. So sánh khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ.

2. Chứng minh rằng đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của miền.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt  Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Nhận xét đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Tây Nguyên.

Câu 4: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh có sự phân hóa trong sản xuất công nghiệp giữa các vùng nước ta? Giải thích nguyên nhân tạo ra sự phân hóa đó?

Câu 5: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Tổng

523,0

779,0

858,7

1234,5

1591,5

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

640,1

823,2

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

594,4

768,3

Cán cân TM

52,2

107,2

99,7

45,7

54,9

1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu và vị trí xuất khẩu trong cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

2. Nhận xét về tình hình xuất, nhập khẩu của Nhật Bản.

Câu

ý

Nội dung

1

1

Thiên nhiên đặc trưng miền nhiệt đới ẩm gió mùa

 

* Nguyên nhân:

-  Do vị trí địa lí:

+ Nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu,

+ Giáp biển Đông, + Nằm trong khu vực hoạt động gió mùa châu Á.

-  Nguyên nhân khác: địa hình, hình dạng lãnh thổ…

* Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đối ẩm gió mùa: biểu hiện qua các thành phần tự nhiên:

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (diễn giải)

- Địa hình: xâm thực và bồi tụ (diễn giải)

- Thủy văn: mạng lưới sông dày dặc, nhiều nước, giàu phù sa và thủy chế theo mùa (diễn giải)

- Đất: quá trình feralit là quá trình hình thành đất dặc trưng.

- Sinh vật: Rừng rậm nhiệt đới thường xanh với các loài nhiệt đới chiếm ưu thế

2

Ảnh hưởng của tính chất gió mùa

 

* Khái quát về hoạt động của các loại gió mùa ở nước ta

*Ảnh hưởng :

- Khí hậu có sự phân hóa theo mùa và giữa các khu vực sự phân hóa theo mùa khác nhau:

+ Miền Bắc: mùa đông và mùa hạ

+ Miền Nam: mùa mưa và mùa khô

+ Miền Trung: mưa vào thu đông

- Ảnh hưởng tới thủy văn:thủy chế có sự phân mùa (diễn giải)

- Ảnh  hưởng tới đất đai:tạo điều kiện cho quá trình feralit diễn ra mạnh hơn :

+ Mùa mưa: rửa trôi các chất bazơ dễ tan

+ Mùa khô: tích tụ các oxit sắt và nhôm

+ Sự chênh lệch giữa mùa mưa và khô trong điều kiện nhiệt ẩm dồi dào làm quá trình phong hóa diễn ra mạnh

{-- Nội dung đáp án câu 2 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3

1

Đặc điểm phân bố các dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

 

- Khái quát:

+ Khu vực có thành phần dân tộc đa dạng

+ Các dân tộc không có địa bàn cư trú riêng rẽ mà ở xen kẽ nhau

- Phân tích đặc điểm:

+ Dân tộc Việt (Kinh) phân bố ở hầu khắp các tỉnh trong vùng, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh trung du và các đô thị truộc tỉnh miền núi

+ Các dân tộc ít người phân bố ở các khu vực miền núi:

\ Đại bộ phận khu vực là địa bàn cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (d/c).

Trong đó, phía tả ngạn sông Hồng (Đông Bắc) chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng; phía hữu ngạn sông Hồng (Tây Bắc) chủ yếu là các dân tộc Thái, Mường

\ Xét theo khu vực biên giới: Biên giới Việt – Lào là các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơme(d/c); dọc biên giới Việt – Trung là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (d/c)

\ Xét theo phân tầng độ cao (diễn giải)

2

Đặc điểm mạng lưới đô thị của Tây Nguyên

 

- Đặc điểm chung: Mạng lưới đô thị thưa thớt, phân bố phân tán

- Quy mô: Phần lớn là các đô thị có quy mô nhỏ và trung bình (d/c)

- Phân cấp đô thị (diễn giải)

- Chức năng: Phần lớn mang chức năng hành chính, chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ có các điểm công nghiệp, chưa có trung tâm công nghiệp (d/c)

{-- Nội dung đáp án câu 4 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

1

Vẽ biểu đồ

 

- Xử lý số liệu: Tính tỉ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (đơn vị:%)

- Vẽ biểu đồ kết hợp cột - đường, 2 trục tung

+ Cột kép (cột chồng) thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu

+ Đường thể hiện vị trí của xuất khẩu trong cơ cấu giá trị xuất - nhập

- Yêu cầu vẽ: 

+ Đẹp, đúng.

+ Đầy đủ các thành phần: tên, đơn vị, ghi số liệu lên biểu đồ, chú thích.

2

Nhận xét:

 

- Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng giá trị xuất - nhập đều tăng và giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu (d/c)

- Cơ cấu giá trị xuất - nhập: Xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao hơn nhập khẩu, chênh lệch không lớn (d/c)

- Nhật bản là nước xuất siêu, cán cân thương mại luôn dương  (d/c)

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Bắc Ninh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?