Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trưng Vương

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vào thời điểm nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.     

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt.          

D. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2: Vì sao cuộc  bãi công của thợ  máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925) đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?

A. đấu tranh có tổ chức, bước đầu thể hiện tinh thần quốc tế vô sản

B. có sự đoàn kết đấu tranh với nhân dân Trung Quốc

C. đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ với nông dân

D. kết quả đấu tranh buộc Pháp phải tăng 20 % lương

Câu 3: Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) là

A. giai cấp nông dân.

B. giai cấp tư sản.

C. giai cấp tiểu tư sản.

D. giai cấp công nhân.

Câu 4: Cho các dữ kiện lịch sử sau:

1) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

2) Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa

3) Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Cách sắp xếp các dữ kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian là

A. 1, 2, 3.                             B. 2, 3, 1.                         C. 1, 3, 2.                         D. 3, 2, 1.

Câu 5:  Ý không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại ?

A. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

B. Thúc đẩy sự liên kết kinh tế khu vực ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh.

C. Thúc đẩy quá trình tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

D. Mở ra những con đường, vùng đất và dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng…

Câu 6: Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là

A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới I gây ra.

B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.

C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.

D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.

Câu 7: Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?

A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

D. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

Câu 8: Từ năm 1960 đến năm 1973 tình hình kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Phát triển xen lẫn suy thoái

B. Cơ bản được phục hồi

C. Phát triển thần kì                                                    

D. Có bước phát triển nhanh

Câu 9: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp rất hạn chế phát triển công nghiệp nặng?   

A. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.

B. Do phải đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.

C. Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.

D. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

Câu 10: Thỏa thuận nào sau đây của hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam?

A. thỏa thuận mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít  Đức và Nhật Bản.

B. thỏa thuận thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. thỏa thuận về việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

D. các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước Phương Tây.

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

A. Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến

B. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ cuộc khai thác

C. Khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội

D. Thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Câu 12: Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?

A. Chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh ở châu Âu.

B. Làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

C. Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức.

D. Chấm dứt sự đối đầu giữa hai phe ở châu Âu

Câu 13: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thất bại chủ yếu do

A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản

B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến

C. triều đình nhà Nguyễn không phối hợp với nhân dân

D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến

Câu 14: Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

A. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

B. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước. 

C. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.

D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều

Câu 15: Trong thời kì cận đại, cuộc cách mạng tư sản nào được coi là triệt để và điển hình nhất?

A. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

B. Cách mạng tư sản Pháp 1789.

C. Cách mạng Nga 1905-1907

D. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-B

2-A

3-A

4-D

5-B

6-A

7-C

8-C

9-D

10-D

11-A

12-B

13-B

14-D

15-B

16-D

17-D

18-D

19-A

20-C

21-A

22-B

23-C

24-D

25-B

26-A

27-B

28-D

29-A

30-D

31-C

32-A

33-A

34-C

35-B

36-B

37-C

38-C

39-C

40-A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đặc điểm của quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70 của thế kì XX là xu hướng

A. đối đầu Đông – Tây.

B. hòa hoãn Đông – Tây.

C. hợp tác Đông – Tây.

D. đối đầu Âu - Mĩ.

Câu 2: Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu.  

C. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.  

D. thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.

Câu 3: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.  

B. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.  

C. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.  

D. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.  

Câu 4: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là   

A. phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.

B. dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

C. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

D. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

Câu 5. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:

A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định, "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 6: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?   

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Chế độ độc tài thân Mĩ.

C. Chủ nghĩa thực dân mới.

D. Bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.

Câu 7: Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế  

A. chủ nợ lớn nhất.         

B. siêu cường kinh tế.  

C. siêu cường tài chính.         

D. cường quốc lớn nhất châu Á.

Câu 8: Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương nào sau đây của ta là cơ bản nhất?

A. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng.

B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.

C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.

D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây cu, Luông-pha-băng.

Câu 9: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?  

A. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ  

B. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam  

C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta  

D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

Câu 10: Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?  A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh.

B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.

C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Lào.

D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào

Câu 11: Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là  

A. kháng chiến chống Pháp. 

B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. đấu tranh giành độc lập.    

D. kháng chiến chống Mĩ.

Câu 12: Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.

B. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.

C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. 

D. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 13: Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của 

A. hiệp ước hợp tác phát triển.

B. hiệp ước hòa bình và hợp tác.

C. hiệp ước thân thiện và hợp tác.

D. hiệp ước bình đẳng và thân thiện.

Câu 14: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. 

B. Chi phí cho quốc phòng thấp.

C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

Câu 15: Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9 - 1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953 - 1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?

A. Chính trị và quân sự.

B. Chính diện và sau lưng địch.

C. Quân sự và ngoại giao.

D. Chính trị và ngoại giao.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-B

2-D

3-A

4-B

5-D

6-A

7-B

8-A

9-D

10-B

11-D

12-A

13-C

14-B

15-C

16-A

17-B

18-A

19-C

20-B

21-A

22-D

23-A

24-B

25-D

26-C

27-D

28-C

29-B

30-A

31-D

32-C

33-D

34-C

35-A

36-B

37-D

38-C

39-D

40-C

 

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trưng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?