TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D.Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
Câu 2. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?
A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới.
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
Câu 3. Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa
A. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô.
B. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội.
C. toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô trên các mặt.
D. địa vị pháp lý của Liên Xô.
Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ latinh, biến nơi đây thành
A. “Châu Mỹ thức tỉnh”
B. “Lục địa mới trỗi dậy”
C. “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc”.
D. “Lục địa bùng cháy”
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mỹ.
Câu 6. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
B. trở thành khu vực năng động và phát triển.
C. thành lập tổ chức ASEAN.
D. trở thành các quốc gia độc lập.
Câu 7. Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?
A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.
C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.
D. Kinh tế Mỹ suy thoái.
Câu 8. Nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau CTTG II là
A. Anh.
B. Nhật Bản.
C. Mĩ.
D. Pháp.
Câu 9. Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là
A. công nghiệp hạt nhân.
B. Công nghiệp hành không vũ trụ.
C. công nghiệp phần mềm.
D. công nghiệp dân dụng.
Câu 10. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ
A. tư sản bị phá sản.
B. nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.
D. thợ thủ công bị thất nghiệp.
Câu 11. Đến cuối tháng 12 năm 1953, ngoài đồng bằng Bắc Bộ, nơi nào trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp?
A. Luông Pha Băng.
B. Plâyku
C. Điện Biên Phủ.
D. Xê nô.
Câu 12. Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12-1986) là
A. hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
B. mở rộng quan hệ với các nước XHCN.
C. đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.
D. mở rộng quan hệ với Mỹ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | D | D | A | D | A | C | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | C | B | A | A | B | C | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | C | A | A | D | B | B | B | B | A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam là
A. đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
C. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Câu 2. Khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc (1947) , Thường vụ Trung ương đảng quyết định
A. phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
B. triển khai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
C. chủ động lui về giữ thế phòng ngự về chiến lược.
D. chủ động phân tán lực lượng địch.
Câu 3. Năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập
A. Hội Duy Tân.
B. Hội Phục Việt.
C. Tâm Tâm xã.
D. Việt Nam Quang phục hội.
Câu 4. Các tổ chức chính trị của quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên chung là
A. hội Phản phong.
B. hội Phản đế.
C. hội Đồng minh.
D. hội Cứu quốc.
Câu 5. Nhân dân Việt Nam chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược
A. toàn diện được tăng cường và mở rộng ra cả nước.
B. toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn miền Nam.
C. toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn miền Bắc.
D. toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương.
Câu 6. Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
C. Thành lập Tòa án quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh.
D. Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng.
Câu 7. Ý nào không phản ánh nội dung Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7/1973)?
A. Đẩy mạnh tiến công địch trên chiến trường và bàn đàm phán.
B. Tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công.
C. Kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao.
D. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?
A. Thương nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp
D. Nông nghiệp.
Câu 9. Đại hội lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng miền Nam có vai trò
A. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
C. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức bóc lột của tư sản ở miền Nam.
D. đánh bại hoàn toàn Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 10. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ căn bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi từ sau CTTG thứ hai?
A. 17 quốc gia ở châu Phi tuyên bố độc lập.
B. Thắng lợi của cách mạng Môdămbích và Ănggôla.
C. Thực dân Pháp công nhận độc lập của Angiêri.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ.
Câu 11. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.
B. Hội đồng Quản thác.
C. Quỹ Nhi đồng.
D. Tổ chức Y tế Thế giới.
Câu 12. Năm 1919, sau khi từ Anh trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong tổ chức nào dưới đây?
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Hội Liên hiệp thuộc địa Pari.
C. Hội những người Việt Nam yêu nước.
D. Quốc tế Cộng sản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | A | D | D | C | A | D | A | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | A | C | B | D | D | B | C | C | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | B | C | D | B | C | A | B | B | A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng vào tháng 3/1921 bao gồm những chính sách chủ yếu về
A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
B. công nghiệp và nông nghiệp, thương nghiệp.
C. nông nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ.
D. công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 2: Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”?
A. Mĩ, Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe.
B. thế giới xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.
C. Liên Xô, Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở Châu Á và Châu Âu.
D. Thế giới bị tách làm 2 cực ở Ianta.
Câu 3: Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật?
A. Phóng tàu cũng con người bay vào vũ trụ.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
Câu 4: Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN là:
A. Hội nghị Bali.
B. thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á.
C. thành lập diễn đàn hợp tác Á – Âu.
D. hiến chương ASEAN được thông qua.
Câu 5: Việt Nam có thể học hỏi được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách – mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước.
A. ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật trong xây dựng đất nước.
B. đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
C. đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nướ xuất khẩu phần mềm.
D. nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên.
Câu 6: Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy” vì
A. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, hầu hết các quốc gia ở Châu Phi giành được độc lập.
B. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở Châu Phi trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc.
C. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mĩ.
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghiac thực dân ở khu vực này.
Câu 7: Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
B. thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao.
C. hoàn thành công cuộc cải cách-mở cửa.
D. thử thành công bom nguyên tử.
Câu 8: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng
A. làm bá chủ thế giới.
B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
C. lãnh đạo thế giới.
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 9: Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm sau chiến tranh là
A. tìm cách quay trở lại xâm chiếm các nước này.
B. Viện trợ, bồi thường chiến phí cho các nước này.
C. Thiết lập quan hệ hòa bình, hợp tác với các nước.
D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Câu 10: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỷ XX là
A. cục diện “chiến tranh lạnh”.
B. sự hình thành các liên minh kinh tế.
C. xu thế toàn cầu hóa.
D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.
Câu 11: Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vác sa va (1955), có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A. Xác lập cục diện hai cực, hai phe, chiến ytranh lạnh bao trùm thế giới.
B. Tạo nên ranh giới phân chia giữa Đông Đức và Tây Đức.
C. Đặt nhân loại trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
D. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.
Câu 12: Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng di chứng của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là
A. Tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên.
B. Sự tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.
C. Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan
D. Quan hệ Mĩ – Nga luôn ở tình trạng đối đầu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | A | A | A | A | A | A | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | A | A | A | A | A | A | A | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | A | A | A | A | A | A | A | A | A |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Quyền. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !