TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những đóng góp gì cho sự phát triển của tổ chức?
Câu 2. Hãy nêu những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao khẳng định khoa học kĩ thuật là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3. Qua trình bày sự phân hóa cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hãy nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 4. Hãy làm rõ sự phát triển về chủ trương giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 - 1939) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 5. Phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946). Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Câu 6. Trình bày khái quát sự thất bại của kế hoạch Nava. Hãy nêu vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Câu 7. So sánh công cuộc đổi mới ở Việt Nam (từ 1986) và cải tổ ở Liên Xô (từ 1985) về bối cảnh lịch sử, nội dung và kết quả. Qua đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A. Chế độ Mạc phủ lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi tự sụp đổ.
B. Phong trào đấu tranh chống Sôgun phát triển mạnh ở Nhật.
C. Các nước tư bản phương Tây dùng áp lực lật đổ chế độ Mạc phủ.
D. Cuộc cải cách của Thiên hoàng tác động làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
Câu 2. Tham vọng thiết lập “Trật tự thế giới đơn cực” của Mĩ thời kì sau Chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở chủ yếu nào?
A. Mĩ là nước đang đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật.
B. Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đồng minh của Mĩ ủng hộ.
C. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
D. Các nước trong thế giới thứ ba ủng hộ Mĩ, dựa vào Mĩ để phát triển kinh tế.
Câu 3. Vì sao khuynh hướng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam từ 1920 đến 1930?
A. Đáp ứng được đông đảo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
B. Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại, phù hợp với thực tiễn.
C. Giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đặt ra.
D. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã lỗi thời.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào nổ ra trước khi ban chiếu Cần vương nhưng vẫn thuộc phong trào Cần vương chống Pháp ở nước ta?
A. Yên Thế.
B. Bãi Sậy.
C. Hương Khê.
D. Ba Đình.
Câu 5. Điểm khác biệt được đề ra trong Hội nghị tháng 5 – 1941 so với Hội nghị tháng 11 – 1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất để chống đế quốc.
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc, phát xít.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm thuế.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
A. 17 quốc gia cùng tuyên bố giành độc lập trong cùng 1 năm.
B. Năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập.
C. Năm 1975, Cộng hòa Môdămbích, Ănggôla giành độc lập.
D. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ.
Câu 7. Điều không xảy ra trong quá trình diễn biến của “Chiến tranh lạnh” là
A. không có sự bất đồng, mâu thuẫn chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
C. không có sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.
D. những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.
Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Câu 9. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bài học kinh nghiệm lớn nào trong thời kì đổi mới?
A. Phải xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. Phải đổi mới toàn diện đất nước.
C. Không được đa nguyên về chính trị.
D. Phải thực hiện chính sách cải cách, mở cửa.
Câu 10. Năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa với tư cách là
A. dùng danh nghĩa nhà vua để tổ chức khởi nghĩa.
B. người trực tiếp chỉ huy nghĩa quân khởi nghĩa.
C. dùng danh nghĩa nhà vua để tập hợp lực lượng.
D. người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa.
Câu 11. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884:
1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Hiệp ước Patơnốt.
3. Hiệp ước Giáp Tuất.
4. Hiệp ước Hácmăng.
A. 3, 1, 2, 4.
B. 1, 3, 4, 2.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 4, 3, 2, 1.
Câu 12. Nội dung nào không thuộc Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939?
A. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc hàng đầu.
B. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
C. Phát xít Nhật, đế quốc Pháp là kẻ thù chủ yếu.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
Câu 13. Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”?
A. Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vecsxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
B. Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (1920).
C. Người đứng về phía đa số Đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
D. Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện thanh niên yêu nước, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
Câu 14. Năm 1858, khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, tinh thần kháng chiến của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?
A. Chỉ có nhân dân Đà Nẵng đứng lên tổ chức kháng chiến.
B. Nhân dân tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”.
C. Quan quân triều đình cùng nhân dân kháng chiến.
D. Chỉ có quan quân triều đình tổ chức kháng chiến.
Câu 15. Điểm khác biệt trong nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản so với các nước Tây Âu, trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
C. sự quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
D. nguồn chi phí cho quốc phòng rất thấp.
Câu 16. Điểm giống cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng ta với “Luận cương chính trị” tháng 10 – 1930 là đều xác định đúng đắn
A. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
B. khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
C. nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
D. đường lối chiến lược của cách mạng.
Câu 17. Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa là
A. sự bất bình đẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển .
B. sự chệnh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
C. sử dụng các nguồn vốn vay bên ngoài chưa thực sự hiệu quả.
D. sự canh tranh quyết liệt của nền kinh tế toàn cầu.
Câu 18. Trong phong trào dân tộc dân chủ công khai những năm 20 của thế kỉ XX, tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam tham gia nhiều hoạt động, ngoại trừ việc
A. tổ chức ám sát toàn quyền Đông Dương - Méclenh.
B. đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
C. tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Bắc Kì.
D. ra các tờ báo Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
Câu 19. Một trong những đặc điểm để xác định cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để là
A. đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến, nhưng quyền lực thuộc giai cấp tư sản.
B. giai cấp tư sản chưa tham gia chính quyền, quyền lực thực tế thuộc về Sôgun.
C. liên minh quý tộc - tư sản nắm chính quyền, trong đó quý tộc có ưu thế chính trị lớn.
D. không dùng vũ lực để buộc các nước đế quốc xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã ký.
Câu 20. Điểm giống nhau cơ bản giữa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của BCHTW Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) là
A. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
B. thực hiện đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu.
C. kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
D. khẳng định con đường cách mạng bạo lực.
Câu 21. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vân động dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 là
A. chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ cho nhân dân ta.
B. Đảng đã tập hợp được một lực lượng đấu tranh đông đảo bao gồm công - nông - binh.
C. quần chúng được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, đông đảo của cách mạng.
D. uy tín của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng nhân dân.
Câu 22. Mục tiêu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đặt ra năm 1925 là
A. lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
B. trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho thanh niên yêu nước Việt Nam để về nước làm cách mạng giải phóng dân tộc.
C. thực hiện phong trào “vô sản hóa” nhằm giác ngộ giai cấp công nhân đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. viết nhiều sách, báo, bài giảng để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Câu 23. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng nào cho cách mạng Việt Nam?
A. Phải giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhiệm vụ dân tộc là hàng đầu.
B. Phải xây dựng được mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước để đoàn kết toàn dân tộc.
C. Phải có sự chuẩn bị chu đáo, lâu dài kết hợp với chớp thời cơ để nổi dậy giành chính quyền.
D. Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và định ra đường lối đấu tranh đúng đắn cho dân tộc.
Câu 24. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I (06 – 01 – 1946) ở nước ta là
A. phá tan âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù.
B. thể hiện tính pháp lí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.
D. tạo nên sức mạnh của chính quyền để chống giặc ngoại xâm.
Câu 25. Chiến thắng Mat-xcơ-va của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hit - le.
B. Buộc quân đội phát xít Đức chuyển sang thế bị động.
C. Tạo bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Đẩy lùi hoàn toàn lực lượng phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1. B | 11. B | 21. C | 31. B | 41. A |
2. A | 12. C | 22. A | 32. A | 42. B |
3. B | 13. A | 23. D | 33. A | 43. D |
4. B | 14. C | 24. C | 34. A | 44. D |
5. C | 15. D | 25. A | 35. D | 45. C |
6. C | 16. D | 26. B | 36. B | 46. C |
7. B | 17. D | 27. C | 37. D | 47. D |
8. B | 18. C | 28. A | 38. A | 48. B |
9. C | 19. C | 29. D | 39. D | 49. D |
10. D | 20. D | 30. A | 40. B | 50. A |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi chọn HSG môn Lịch sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Xuân Trường. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !